Các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá trái phiếu doanh nghiệp

Các nhà đầu tư trái phiếu nên làm quen với các yếu tố ảnh hưởng đến việc định giá trái phiếu. Giao dịch trái phiếu khác với cổ phiếu. Các yếu tố gây ra sự thay đổi về giá trên thị trường trái phiếu gần như không trực quan bằng việc xem một cổ phiếu hoặc chứng chỉ quỹ mở tăng giá trị.

1. Những điều bạn cần biết về định giá trái phiếu

Trái phiếu là một công cụ cho vay. Khi bạn mua một trái phiếu, nghĩa là đang thực hiện một khoản vay cho doanh nghiệp phát hành hoặc chính phủ. Mỗi trái phiếu có một mệnh giá không đổi và nó có thể được giao dịch ngang giá, giá tăng hoặc giá chiết khấu.

Số tiền lãi phải trả cho một trái phiếu là cố định và được gọi là lãi suất coupon. Tuy nhiên, lợi suất trái phiếu, số tiền lãi còn lại so với giá trái phiếu hiện tại, sẽ dao động khi giá trị thị trường của trái phiếu thay đổi.

Giá trái phiếu biến động trên thị trường mở để đáp ứng cung và cầu về trái phiếu. Hơn nữa, giá của trái phiếu được xác định bằng cách chiết khấu dòng tiền kỳ vọng cho đến thời điểm hiện tại bằng cách sử dụng lãi suất chiết khấu.

nhung-dieu-ban-can-biet-ve-dinh-gia-trai-phieu-ibond

2. Yếu tố ảnh hưởng chính đến việc định giá trái phiếu

Ba yếu tố ảnh hưởng chính đến việc định giá trái phiếu trên thị trường mở là cung và cầu, thời gian đáo hạn và chất lượng tín dụng.

Yếu tố cung và cầu

Cung và cầu có ảnh hưởng đáng kể đến giá của tất cả các loại chứng khoán, bao gồm cả trái phiếu doanh nghiệp. Trái phiếu được phát hành trên thị trường sơ cấp với mệnh giá đã định (giá gốc) và giao dịch ngang giá khi giá hiện tại bằng với mệnh giá.

Trái phiếu giao dịch ở mức giá tăng khi giá hiện tại (giá thị trường) cao hơn mệnh giá. Ví dụ: một trái phiếu có mệnh giá là 100.000 Vnđ được mua với giá 120.000 Vnđ nghĩa là nó đang được giao dịch ở mức giá tăng. Ngược lại, trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá niêm yết thì được gọi là giá chiết khấu.

Trái phiếu được định giá thấp hơn có lợi suất cao hơn để hấp dẫn các nhà đầu tư và cạnh tranh với các trái phiếu khác.

Ví dụ:

Trái phiếu mệnh giá 100.000 Vnđ với lãi suất 6% thì sẽ trả (100.000 x 6) = 6.000 Vnđ tiền lãi hàng năm bất kể giá giao dịch hiện tại là bao nhiêu.

Vì các khoản thanh toán lãi suất coupon là cố định nên nếu trái phiếu hiện đang giao dịch ở mức giá chiết khấu là 80.000 Vnđ, thì khoản thanh toán lãi suất 6.000 Vnđ đó tạo ra lợi suất hiện tại là

(6.000 : 80.000) X 100 = 7,5%.

yeu-to-cung-va-cau-ibond

Thời gian đáo hạn

Thời gian tồn tại của một trái phiếu hay còn gọi là thời gian đáo hạn có ảnh hưởng đáng kể đến việc định giá. Nhà đầu tư thường được thanh toán đầy đủ lãi suất và số tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn, mặc dù một số trái phiếu có thể có rủi ro không trả được nợ. Vì nhà đầu tư sắp nhận được mệnh giá trái phiếu khi ngày đáo hạn đến gần, nên giá thị trường của trái phiếu sẽ chuyển về ngang giá khi nó sắp hết hạn.

Trái phiếu có thời hạn càng dài thi khi đến ngày đáo hạn sẽ có lãi suất cao hơn và giá thấp hơn. Nguyên nhân chính là do thời gian càng dài trái phiếu càng dễ bị ảnh hưởng bởi rủi ro lãi suất và lạm phát. Ngoài ra, trái phiếu có kỳ hạn dài hơn cũng có rủi ro vỡ nợ cao hơn do có nhiều thời gian để chất lượng tín dụng suy giảm và các doanh nghiệp có thể vỡ nợ.

Chất lượng tín dụng

Chất lượng tín dụng tổng thể của doanh nghiệp phát hành trái phiếu có ảnh hưởng đáng kể đến giá trái phiếu trong và sau khi phát hành trái phiếu.

Ban đầu, các doanh nghiệp có chất lượng tín dụng thấp hơn sẽ phải trả lãi suất cao hơn để bù đắp cho các nhà đầu tư vì đã chấp nhận rủi ro vỡ nợ cao hơn. Sau khi trái phiếu được phát hành, mức độ tín nhiệm giảm cũng sẽ làm giảm giá trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Giá trái phiếu thấp hơn có nghĩa là lợi suất trái phiếu cao hơn, bù đắp rủi ro vỡ nợ tăng lên do chất lượng tín dụng thấp hơn.

Trên thực tế, các nhà đầu tư dựa vào xếp hạng trái phiếu để đo lường chất lượng tín dụng. Có ba cơ quan xếp hạng chính là Moody’s, Fitch RatingStandard and Poor’s. Xếp hạng mà những tổ chức này ấn định đóng vai trò là tín hiệu cho các nhà đầu tư về mức độ tín nhiệm và an toàn của trái phiếu.

Trái phiếu có xếp hạng kém thì khả năng thanh toán lãi và gốc của tổ chức phát hành càng thấp hơn, giá của những trái phiếu này cũng sẽ thấp hơn so với những trái phiếu có xếp hạng cao

Ngược lại, các trái phiếu xếp hạng tín dụng cao thường cung cấp mức lãi suất thấp hơn do có khả năng vỡ nợ thấp vì được phát hành bởi những doanh nghiệp lớn, có hiệu suất hoạt động tốt và tình hình tài chính ổn định

xep-hang-tin-dung-doanh-nghiep-la-gi-ibond

3. Đầu tư đáng tin cậy với Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcombank

Nếu bạn đang quan tâm đến việc tìm kiếm nguồn thu nhập đáng tin cây và ít rủi ro thì Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS) có thể giúp bạn với sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp iBond. Đây là sản phẩm trái phiếu chất lượng cao của những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam – là đối tác tin cậy của ngân hàng Techcombank

Với hơn 20.000 khách hàng đầu tư trên khắp cả nước và hơn 90.000 tỷ Vnđ khối lượng trái phiếu khách hàng đã mua, iBond có thể giúp bạn đa dạng hoá danh mục đầu tư để giảm thiểu rủi ro và đem lại nguồn thu nhập ổn định với lãi suất lên đến 10%/năm, cơ cấu thanh khoản linh hoạt

TCBS giúp nhà đầu tư tham gia thị trường trái phiếu và giao dịch trực tuyến iBond cực dễ dàng. Bạn chỉ cần mở tài khoản chứng khoán TCBS tại website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690, cung cấp các thông tin cần thiết để hoàn thành việc đăng kí và kích hoạt tài khoản. Bắt đầu ngay hôm nay để có những trải nghiệm tốt nhất. Nhà đầu tư có thể xem hướng dẫn chi tiết tại đây

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:

Tel: 1800.588.826

Mail: cskh@tcbs.com.vn

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *