Nếu bạn đang có nhu cầu muốn thêm trái phiếu vào danh mục đầu tư của mình, thì hãy dành một chút thời gian để tìm hiểu về việc đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Xem xét cách mà loại chứng khoán này có thể làm để tăng lợi nhuận đầu tư cũng như những điều cần lưu ý trong suốt quá trình này.
Contents
Tìm hiểu trái phiếu doanh nghiệp trước khi đầu tư
Trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu do một doanh nghiệp / công ty phát hành và được mua bởi các nhà đầu tư.
Khi bạn mua trái phiếu của một doanh nghiệp, nghĩa là bạn đang cho doanh nghiệp đó vay một số tiền và sau một thời gian nhất định, doanh nghiệp sẽ trả lại đầy đủ cho bạn, cộng với lãi suất.
Do đó, trái phiếu còn được gọi là chứng khoán có thu nhập cố định hay chứng khoán nợ. Đối với các tổ chức phát hành, trái phiếu giống như phương tiện để vay một lượng lớn tiền từ các nhà đầu tư mà đôi khi không thể vay được từ ngân hàng, và thường ở mức lãi suất thấp hơn.
Số tiền thu đường từ việc chào bán trái phiếu thường được sử dụng để giúp doanh nghiệp:
- Mở rộng quy mô
- Tài trợ cho một dự án lớn
- Mua sắm phương tiện hoặc thiết bị
- Hỗ trợ cho các đầu tư tốn kém khác
Lợi ích và rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu so với cổ phiếu
Trái phiếu thường được xem là một loại hình đầu tư ít rủi ro hơn cổ phiếu. Nhưng tùy vào từng loại trái phiếu (ví dụ: trái phiếu địa phương, trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ,…) và tổ chức đang phát hành trái phiếu, mà có thể có các mức độ rủi ro cũng như tiềm năng lợi nhuận khác nhau. Đó là lý do tại sao cần phải hiểu thông tin chi tiết của bất kỳ loại trái phiếu nào trước khi đầu nào.
Giống như việc các cổ phiếu khác nhau sẽ có mức độ rủi ro khác nhau, thì ở trái phiếu cũng vậy. Và đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp thường rủi ro hơn so với đầu tư vào các loại trái phiếu khác.
Trái phiếu doanh nghiệp so với các loại trái phiếu khác
Trái phiếu chính phủ (trái phiếu kho bạc) được coi là một khoản đầu tư khá an toàn, vì chúng được hỗ trợ và đảm bảo tín dụng bởi Chính phủ.
Trái phiếu doanh nghiệp không có sự hậu thuẫn này, nhưng nhà đầu tư vẫn có cách để đánh giá rủi ro tiềm ẩn. Đó là nhờ các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín, như Standard & Poor, đã thẩm định và tạo ra xếp hạng cho trái phiếu doanh nghiệp để giúp các nhà đầu tư biết được mức độ rủi ro có thể phải chịu.
Tiềm năng lợi nhuận và xếp hạng trái phiếu doanh nghiệp
Trái phiếu chất lượng từ các công ty có độ ổn định cao được gọi là trái phiếu có chất lượng tín dụng cao (thuộc điểm đầu tư). Điều này có nghĩa là rủi ro doanh nghiệp sẽ vỡ nợ hoặc không thể thực hiện thanh toán lãi suất là khá thấp.
Những trái phiếu không thuộc điểm đầu tư – có chất lượng tín dụng thấp – được gọi là trái phiếu doanh nghiệp có lãi suất cao (và đôi khi được gọi là trái phiếu rác). Loại trái phiếu này có tỷ lệ vỡ nợ cao hơn nhiều, nhưng thường cũng mang lại lợi nhuận tiềm năng cao hơn do lãi suất cao hơn.
Lãi suất trái phiếu chủ yếu dựa trên chất lượng tín dụng và thời gian đáo hạn của trái phiếu. Vì vậy, một trái phiếu được phát hành bởi một công ty có xếp hạng tín dụng thấp hơn với rủi ro vỡ nợ cao hơn, sẽ có lãi suất cao hơn. Tương tự như vậy, trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn sẽ có lãi suất cao hơn, vì chúng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng bởi việc thay đổi lãi suất và lạm phát.
Trái phiếu doanh nghiệp hoạt động như thế nào?
Giống như các loại trái phiếu khác, trái phiếu doanh nghiệp sẽ có các điều khoản cho vay. Bao gồm lãi suất (thường được gọi là lãi suất coupon) và ngày đáo hạn – là thời điểm mệnh giá của trái phiếu được hoàn trả cho nhà đầu tư.
Trước ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi suất (coupon) định kỳ, thường nửa năm một lần.
Vào ngày đáo hạn của trái phiếu, doanh nghiệp sẽ trả lại cho nhà đầu tư mệnh giá của trái phiếu. Số tiền mà bạn nhận được có thể khác với số tiền mà bạn đã trả cho trái phiếu.
Ví dụ:
Nếu mệnh giá trái phiếu là 200.000 VNĐ, có thể bạn đã mua nó với mức phí cao (cao hơn mệnh giá) hoặc với mức phí chiết khấu (thấp hơn mệnh giá) do hoàn cảnh thị trường.
Nhà đầu tư không nhất thiết phải giữ một trái phiếu cho đến ngày đáo hạn. Với một số trái phiếu doanh nghiệp có khả năng được chính doanh nghiệp đó mua lại từ nhà đầu tư trước ngày đáo hạn. Điều này có thể xảy ra nếu lãi suất giảm hoặc nếu xếp hạng tín nhiệm của công ty phát hành trái phiếu tăng lên và công ty có thể tái phát hành trái phiếu với mức lợi tức thấp hơn.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với iBond
Nếu nhà đầu tư đang tìm kiếm một sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp với mức thanh toán lãi suất ổn định (trên 8%/năm) và ít rủi ro thì trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS) là một sự lựa chọn đáng để cân nhấc
iBond là sản phẩm trái phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, có xếp hạng tín dụng ở điểm đầu tư, cho thấy rủi ro tín dụng ở mức thấp, sẽ là phương tiện đầu tư hấp dẫn phù hợp với chiến lược đầu tư của nhiều khách hàng
Nhà đầu tư sẽ được cập nhật tin tức thị trường và giao dịch trái phiếu iBond hằng ngày thông qua việc mở tài khoản TCBS hoàn toàn trực tuyến và nhanh chóng
Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Tel: 1800.588.826
Mail: cskh@tcbs.com.vn