Điều gì xảy ra nếu một doanh nghiệp phát hành trái phiếu phá sản?

Cùng với cơ hội đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp cũng tiềm ẩn những rủi ro nhất định. Một trong số đó là rủi ro vỡ nợ, xảy ra khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu bị phá sản. Cùng tìm hiểu lý do tại sao doanh nghiệp phát hành trái phiếu và cần làm gì khi bị vỡ nợ

Tại sao doanh nghiệp lại phát hành trái phiếu?

Có những thời điểm mà doanh nghiệp cần huy động vốn để tài trợ cho các dự án như mua sắm thiết bị, nghiên cứu và phát triển một sản phẩm mới hay tham gia vào một thị trường mới. Phát hành trái phiếu là một trong những cách các doanh nghiệp có thể huy động vốn.

Trái phiếu doanh nghiệp có thể được xem như một khoản vay từ một nhà đầu tư cho một công ty. Lợi nhuận từ trái phiếu doanh nghiệp cung cấp cho nhà đầu tư được xác định bởi hai yếu tố như sau:

  • Mệnh giá của trái phiếu (ví dụ: 100.000 VNĐ), được hoàn trả lại cho nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn
  • Lãi suất coupon là các khoản thanh toán lãi suất được doanh nghiệp thực hiện trong suốt thời hạn của trái phiếu.

tai-sao-doanh-nghiep-lai-phat-hanh-trai-phieu-ibond

Nói tóm lại, nếu bạn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nghĩa là bạn đang cho doanh nghiệp đó vay một khoản tiền cụ thể trong một khoảng thời gian xác định. Đổi lại, bạn sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi suất cố định hoặc vào những thời điểm được chỉ định. Khi trái phiếu đến hạn, khoản vay của bạn sẽ được doanh nghiệp hoàn trả

Doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ như thế nào nếu bị vỡ nợ?

Nếu một trái phiếu doanh nghiệp bị vỡ nợ và doanh nghiệp phát hành trái phiếu đó phá sản, thì các trái chủ sẽ có quyền đòi tài sản và dòng tiền của công ty. Các điều khoản của trái phiếu xác định vị trí của chủ sở hữu trái phiếu, hoặc mức độ ưu tiên của yêu cầu bồi thường. Mức độ ưu tiên sẽ dựa trên việc trái phiếu đó là trái phiếu có bảo đảm, trái phiếu không có bảo đảm cao cấp hay trái phiếu không có bảo đảm cơ sở.

Trường hợp trái phiếu có bảo đảm

Trong trường hợp trái phiếu có bảo đảm, doanh nghiệp sẽ cầm cố một tài sản thế chấp cụ thể — chẳng hạn như thiết bị hoặc các tài sản khác mà công ty sở hữu — làm bảo đảm cho trái phiếu. Nếu doanh nghiệp vỡ nợ, người nắm giữ trái phiếu có bảo đảm sẽ có quyền hợp pháp để tịch thu tài sản thế chấp để đáp ứng yêu cầu của họ.

truong-hop-trai-phieu-co-bao-dam-ibond

Trường hợp trái phiếu không có tài sản bảo đảm

Trái phiếu không có tài sản bảo đảm được doanh nghiệp cầm cố là trái phiếu không có thế chấp và có thể được gọi là trái khoán. Các trái khoán có yêu cầu chung về tài sản và dòng tiền của doanh nghiệp phát hành. Trái khoán có thể được phân loại là cao cấp hoặc cấp cơ sở.

Trong trường hợp doanh nghiệp vỡ nợ, người nắm giữ trái khoán cao cấp sẽ có quyền ưu tiên cao hơn đối với tài sản và dòng tiền của công ty so với người nắm giữ trái khoán cơ sở.

truong-hop-trai-phieu-khong-co-tai-san-bao-dam-ibond

Trường hợp có nhiều chủ nợ

Tuy nhiên, trái chủ thường không phải là chủ nợ duy nhất của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể nợ ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng, người hưởng lương hưu,…một số người trong số đó có thể có yêu cầu bằng hoặc cao hơn so với những trái chủ. Do đó, việc cạnh tranh giữa các chủ nợ là một quá trình phức tạp và thường được phân loại giải quyết thông qua toà án.

truong-hop-co-nhieu-chu-no-ibond

Lựa chọn doanh nghiệp phát hành trái phiếu uy tín để hạn chế rủi ro vỡ nợ

Đánh giá rủi ro vỡ nợ qua xếp hạng tín dụng

Để đánh giá khả năng vỡ nợ của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, nhà đầu tư có thể dựa vào cấp độ xếp hạng tín dụng của doanh nghiệp đó được thẩm định và đánh giá bởi cơ quan xếp hạng uy tín (như Moody’s, Standard and Poor’s, và Fitch)

Trái phiếu doanh nghiệp được chia làm hai loại dựa trên thang điểm xếp hạng tín dụng bao gồm trái phiếu ở cấp độ đầu tư và trái phiếu dưới cấp độ đầu tư (hay còn gọi là trái phiếu lãi suất cao)

Trái phiếu ở cấp độ đầu tư là những trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt, thường được phát hành bởi những doanh nghiệp hàng đầu có sẵn dòng tiền lưu động lớn. Vì vậy có rất ít nguy cơ bị vỡ nợ.

Ngược lại, các trái phiếu có xếp hạng ở dưới cấp đầu tư là những trái phiếu tiềm ẩn nhiều nguy cơ vỡ nợ hoặc thuộc lĩnh vực có nhiều cạnh tranh. Để hấp dẫn nhà đầu tư mạo hiểm, các doanh nghiệp thường trả mức lãi suất cao cho loại trái phiếu này

danh-gia-rui-ro-vo-no-qua-xep-hang-tin-dung-ibond

Đâu là lựa chọn của nhà đầu tư?

Có một sự thật là rủi ro càng cao thì lãi suất cũng càng cao. Nếu bạn là nhà đầu tư mới hoặc mong muốn tiềm kiếm một giải pháp đầu tư an toàn, có thể đem lại nguồn thu nhập ổn định thì nên cân nhắc việc lựa chọn những trái phiếu doanh nghiệp có chất lượng tín dụng cao

Bên cạnh cổ phiếu, các nhà đầu tư thường thêm trái phiếu vào danh mục đầu tư của mình để đa dạng hoá và hạn chế các rủi ro. Bạn có thể tìm kiếm sự an toàn hơn từ những trái phiếu có chất lượng cao như Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS)

Các trái phiếu của iBond đều được phát hành bởi những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam được TCBS thẩm định và tin tưởng, hứa hẹn mang lại những sản phẩm đầu tư với chất lượng phù hợp nhất.

Tính đến năm 2020 đã có hơn 20.000 khách hàng đầu tư iBond. Giao dịch hoàn toàn trực tuyến giúp việc mua bán dễ dàng và thuận tiện hơn cho nhà đầu tư. Bạn chỉ cần mở một tài khoản TCBS cá nhân và bắt đầu lựa chọn sản phẩm đầu tư phù hợp với mục đích đầu tư của mình

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *