DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

Hiện nay, việc phát hành trái phiếu là một trong các cách thức huy động vốn được nhiều doanh nghiệp áp dụng. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng nắm vững các quy định pháp luật về phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Cùng tìm hiểu về trái phiếu doanh nghiệp và doanh nghiệp được phát hành trái phiếu qua bài viết dưới đây!

Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Khái niệm trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp (Tiếng Anh: Corporate Bond) là hình thức huy động vốn của doanh nghiệp thông qua chứng chỉ, bút toán, ghi sổ. Và thể hiện sự cam kết nhất định giữa các bên về việc thực hiện hợp đồng; thanh toán lợi tức, tiền gốc cùng các nghĩa vụ khác vào những thời gian xác định cho nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.

Hay có thể hiểu, trái phiếu doanh nghiệp là một loại bảo đảm nợ được phát hành bởi do các tập đoàn; doanh nghiệp và bán cho các nhà đầu tư. Thông qua hình thức này doanh nghiệp sẽ nhận được số vốn cần thiết. Đổi lại nhà đầu tư được trả một số khoản thanh toán lãi suất với lãi suất cố định hoặc lãi suất thay đổi (đã được thiết lập trước). Khi trái phiếu hết hạn hoặc đến ngày đáo hạn khoản đầu tư ban đầu được trả lại cho nhà đầu tư.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu doanh nghiệp thường trong vòng từ 01 đến 30 năm. Loại trái phiếu này thường mang lại lợi suất cao hơn trái phiếu chính phủ.

Đọc thêm: TRÁI PHIẾU TECHCOMBANK 2021

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp
  • Cam kết của tổ chức phát hành: Trái phiếu phản ánh quan hệ vay mượn, sử dụng vốn lẫn nhau giữa tổ chức phát hành và người mua trái phiếu trên nguyên tắc hoàn trả. Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu cam kết trả một tỷ lệ phần trăm nhất định tính trên mệnh giá trái phiếu vào thời gian ấn định và trả lại mệnh giá trái phiếu vào ngày đáo hạn. Nếu doanh nghiệp phát hành không thực hiện nghĩa vụ chi trả khi đến hạn sẽ dẫn đến sự vỡ nợ về mặt pháp lý.
  • Bản giao kèo: Cam kết của doanh nghiệp phát hành trái phiếu và quyền lợi của người đầu tư; được thể hiện chi tiết thông qua hợp đồng gọi là bản giao kèo phát hành trái phiếu. Đây là thảo thuận pháp lý giữa tổ chức phát hành và các trái chủ. Trong đó nêu lên các quyền cơ bản của trái chủ như : lãi suất coupon được hưởng, thời gian thanh toán,… Bản giao kèo có thể đặt ra các hạn chế trong hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai để nhằm đảm bảo khả năng thanh toán của tổ chức phát hành; củng cố vị thế của chủ sở hữu trái phiếu.
  • Người được ủy thác: Khi huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu, các doanh nghiệp thường đối mặt với vấn đề trình độ của người đầu tư. Vì không phải các trái chủ đều có chuyên môn để hiểu tất cả về nội dung bản giao kèo để tuân thủ việc thực hiện. Cho nên lúc này cần có sự tham gia của bên thứ ba là người ủy thác đại diện cho trái chủ. Trên thực tế, doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ trả một khoản phí cho người được ủy thác.

Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu
Doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì các doanh nghiệp được quy định dưới đây được phát hành trái phiếu Doanh nghiệp. Đó là:

Khoản 4 Điều 46 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ phải tuân thủ quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

Khoản 4 Điều 74 Luật doanh nghiệp quy định: “4. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được phát hành trái phiếu theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan; việc phát hành trái phiếu riêng lẻ theo quy định tại Điều 128 và Điều 129 của Luật này.”

Khoản 3 Điều 111 Luật doanh nghiệp quy định: “3. Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty”

Như vậy, theo quy định của Luật Doanh nghiệp thì công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam là các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu.

Tham khảo: Ưu điểm và Nhược điểm của Trái phiếu doanh nghiệp

Điều kiện để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu

Điều kiện để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu 
Điều kiện để doanh nghiệp được phát hành trái phiếu
  • Là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp nhà nước có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam.
  • Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi.
  • Có phương án khả thi về việc sử dụng và trả nợ vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu.
  • Phải có tổ chức bảo lãnh phát hành.
  • Tổ chức phát hành trái phiếu phải xác định đại diện người sở hữu trái phiếu.

Đọc thêm: CHIẾN LƯỢC ĐẦU TƯ TRÁI PHIẾU

 Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp

  • Các đối tượng có thể mua trái phiếu của doanh nghiệp, đó là:
  • Các tổ chức, cá nhân Việt Nam
  • Tổ chức, cá nhân nước ngoài
  • Tổ chức Việt Nam không được sử dụng kinh phí của ngân sách nhà nước để mua trái phiếu.
     Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp
    Đối tượng mua trái phiếu doanh nghiệp

Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành thông qua các phương thức sau:

  • Đấu thầu phát hành trái phiếu
  • Bảo lãnh phát hành trái phiếu
  • Đại lý phát hành trái phiếu
  • Bán trực tiếp cho nhà đầu tư trái phiếu ( đối với các doanh nghiệp phát hành trái phiếu là các tổ chức tín dụng).
    Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp
    Phương thức phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Hồ sơ phát hành trái phiếu doanh nghiệp

Để phát hành trái phiếu, doanh nghiệp cần hồ sơ bao gồm:

  • Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 163/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP.
  • Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này
  • Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có)
  • Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
  • Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).

Việc doanh nghiệp được phát hành trái phiếu góp phần giúp doanh nghiệp huy động được nguồn vốn nhanh và hiệu quả cho việc phát triển của mình. Bên cạnh những ưu thế của trái phiếu là ổn định, an toàn ít rủi ro là sự lựa chọn được nhiều nhà đầu tư tin tưởng thì các nhà đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm, theo sát tình hình của doanh nghiệp mình đang bỏ vốn vào để đầu tư hiệu quả nhất nhé!

Bài viết tham khảo: 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *