Khi nào lãi suất coupon bằng với lợi suất đáo hạn (YTM) của trái phiếu?

Lãi suất coupon và lợi suất khi đáo hạn (Yield to Maturity) của một trái phiếu được quyết định dựa trên mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu đó. Vậy hai loại tỷ suất này có mối quan hệ như thế nào mà nhà đầu tư nên chú ý khi mua trái phiếu?

Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu là gì?

Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu là gì?
Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu là gì?

Mệnh giá của trái phiếu là giá trị gốc của nó, giá trị này đã được niêm yết tại thời điểm phát hành, do tổ chức phát hành xác định. Hầu hết trái phiếu có mệnh giá 100.000 Vnđ.

Tuy nhiên, mệnh giá của trái phiếu không quyết định giá trị thị trường của nó. Thay vào đó, giá trị thị trường hay giá bán thực tế của trái phiếu bị ảnh hưởng bởi một số yếu tố ngoài mệnh giá của nó. Những yếu tố chính bao gồm lãi suất coupon trái phiếu, ngày đáo hạn, lãi suất hiện hành và sự cạnh tranh với các trái phiếu khác.

Tham khảo: TRÁI PHIẾU VÀ CỔ PHIẾU LÀ GÌ?

Lãi suất coupon của trái phiếu

Lãi suất coupon của trái phiếu 
Lãi suất coupon của trái phiếu

Lãi suất coupon của trái phiếu là gì?

Lãi suất coupon của trái phiếu là số tiền mà tổ chức phát hành trái phiếu đó trả cho nhà đầu tư mỗi năm, được biểu thị bằng phần trăm mệnh giá của nó.

Công thức tính lãi suất coupon

Lãi suất coupon của một trái phiếu có thể được tính bằng cách lấy tổng các khoản thanh toán coupon hàng năm chia cho mệnh giá của trái phiếu.

Công thức tính lãi suất coupon đó là : C = i/P

Trong đó:

  • C là Lãi suất coupon
  • i là Lãi suất hàng năm
  • P là Mệnh giá gốc của trái phiếu

Ví dụ: Một trái phiếu phát hành với mệnh giá 1000$, trả lãi một năm 2 lần; mỗi lần 25$ thì sẽ có lãi suất coupon là (25*2)/1000 = 5%.

Đọc thêm: Sự khác biệt giữa lãi suất coupon và lợi suất của trái phiếu

Lợi suất đáo hạn (YTM) của một trái phiếu

Lợi suất đáo hạn (YTM) của một trái phiếu
Lợi suất đáo hạn (YTM) của một trái phiếu

Lợi suất đáo hạn (YTM) của một trái phiếu là gì?

Lợi suất đáo hạn của trái phiếu là tỷ suất lợi nhuận do trái phiếu tạo ra sau khi tính theo giá thị trường của trái phiếu đó và được biểu thị bằng phần trăm mệnh giá của trái phiếu.

Lợi suất đáo hạn được xem là một ước tính chính xác hơn về khả năng sinh lời của trái phiếu so với các phép tính lợi suất khác, lợi suất đến ngày đáo hạn của một trái phiếu bao gồm lãi (hoặc lỗ) được tạo ra bởi sự chênh lệch giữa giá trị thị trường và mệnh giá của trái phiếu.

Công thức tính lợi suất đáo hạn (YTM)

YTM là mức lãi suất sẽ làm cho giá trị hiện tại của các dòng tiền mà nhà đầu tư nhận được từ trái phiếu bằng với giá ban đầu. Công thức tính lợi suất đáo hạn YTM như sau:

 Trong đó:

  • C: Số tiền lãi coupon hàng năm 
  • P: Giá thị trường của trái phiếu
  • n: số năm cho đến khi trái phiếu đáo hạn

Ví dụ: Giả sử bạn mua một trái phiếu có mệnh giá là 1000 $. Thời gian đến khi trái phiếu đáo hạn là 14 năm; lãi suất coupon hàng năm là 15% với giá thị trường của trái phiếu là 1368,31 $. Bạn giữ trái phiếu này cho đến khi đáo hạn. Vậy lúc này lợi suất đầu tư trái phiếu này là bao nhiêu?

Các số liệu được cho trong ví dụ:

  • F: 1000 $
  • P: 1368,31
  • C: 15%
  • n: 14

Áp dụng công thức tính YTM trên chúng ta sẽ tính được: 

1368,31 = 150/ (1+YTM) + 150/ (1+YTM)^2 +… + 150 /(1+YTM)^14 + 1000/ (1+YTM)^14  => YTM = 10%.

So sánh lợi suất đáo hạn (YTM) và lãi suất lãi suất coupon trái phiếu

So sánh lợi suất đáo hạn (YTM) và lãi suất lãi suất coupon trái phiếu
So sánh lợi suất đáo hạn (YTM) và lãi suất lãi suất coupon trái phiếu

Giá trị lãi suất coupon của trái phiếu thường khác với giá trị lợi suất. Lợi suất đáo hạn của trái phiếu được hiểu chính xác hơn là tỷ suất sinh lợi hiệu quả dựa trên giá trị thị trường thực tế của trái phiếu. Tuy nhiên, nếu tính theo mệnh giá thì lợi suất và lãi suất lãi suất coupon bằng nhau.

Ví dụ: Nếu bạn bán trái phiếu mình đang sở hữu với giá tăng 10.000 Vnđ, thì lợi suất của trái phiếu bây giờ bằng

20.000 (tiền lãi hằng năm) : 110.000 (tiền bán trái phiếu thực tế) x 100 = 18,2%

Giả sử lãi suất thị trường tăng và giá trái phiếu của bạn giảm xuống còn 98.000 Vnđ, thì lợi suất của bạn từ việc bán trái phiếu với giá chiết khấu sẽ là:

20.000 : 98.000 x 100 = 20,4%.

Như vậy, lợi suất đáo hạn và giá trị thị trường của trái phiếu có mối quan hệ nghịch đảo và di chuyển ngược chiều nhau.

Tìm hiểu thêm: So sánh lợi suất đáo hạn (YTM) với lãi suất coupon của trái phiếu

Khi nào thì lợi suất đáo hạn của trái phiếu bằng với lãi suất coupon của nó

Khi nào thì lợi suất đáo hạn của trái phiếu bằng với lãi suất coupon của nó
Khi nào thì lợi suất đáo hạn của trái phiếu bằng với lãi suất coupon của nó

Nếu nhà đầu tư mua một trái phiếu với giá thực tế bằng với mệnh giá, thì lợi suất đáo hạn bằng với lãi suất coupon. Vì số tiền mua trái phiếu ban đầu được trả lại hoàn toàn cho nhà đầu tư khi trái phiếu đáo hạn, chỉ để lại các khoản thanh toán coupon cố định dưới dạng lợi nhuận.

Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu với giá chiết khấu, thì lợi suất khi đáo hạn của trái phiếu luôn cao hơn lãi suất coupon. Ngược lại, nếu một trái phiếu được mua với mức giá tăng sẽ có lợi suất đáo hạn thấp hơn lãi suất coupon của nó.

Có thể thấy các khoản thanh toán bằng lãi suất coupon không phải là yếu tố duy nhất để tạo ra lợi nhuận khi mua trái phiếu, do đó, việc tính toán lợi suất đến ngày đáo hạn kết hợp các khoản lãi (hoặc lỗ) tiềm năng được tạo ra bởi sự thay đổi của giá thị trường là điều cần thiết với mỗi một nhà đầu tư trái phiếu.

Lợi nhuận tiềm năng khi mua trái phiếu iBond của Techcombank

Lợi nhuận tiềm năng khi mua trái phiếu iBond của Techcombank
Lợi nhuận tiềm năng khi mua trái phiếu iBond của Techcombank

Cũng giống như các sản phẩm đầu tư tài chính khác, khi mua trái phiếu, điều mà nhà đầu tư quan tâm là tiềm năng lợi nhuận mà trái phiếu có thể mang lại cũng như các rủi ro kèm theo

Trái phiếu iBond là sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, được thiết kế bởi Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank.

Trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao iBond là một khoản đầu tư có thể mang lại thu nhập tương đối ổn định, ít rủi ro, nhiều lựa chọn đa dạng và được hỗ trợ dịch vụ môi giới kèm theo nếu nhà đầu tư có ý định bán lại trái phiếu trước khi đáo hạn.

Lãi suất của trái phiếu iBond lên đến 10%/năm và được thanh toán hàng năm hoặc nửa năm một lần, giúp bạn có dòng tiền ổn định và tận dụng ưu thế về lãi suất kép trên số tiền lãi định kỳ nhận được.

Khi mua trái phiếu iBond, bạn cần mở tài khoản chứng khoán TCBS tại đây.

Bài viết đã thông tin cho bạn về lợi suất đáo hạn (YTM) và lãi suất coupon của trái phiếu. Cũng như giúp bạn biết được khi nào thì lợi suất đáo hạn của trái phiếu bằng với lãi suất coupon của nó. Hy vọng bạn đã có thêm được thông tin hữu ích. Chúc bạn đầu tư thành công nhé!

Bài viết tham khảo:

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *