Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp có gì khác so với giá thị trường của chúng?

Mệnh giá của một trái phiếu doanh nghiệp là giá trị của trái phiếu đó. Giá thị trường là số tiền thực tế mà nhà đầu tư đã bỏ ra để mua trái phiếu. Đôi khi hai giá trị này sẽ bằng nhau, nhưng trong hầu hết các trường hợp thì giá thị trường sẽ biến động khác đi so với mệnh giá.

1. Mệnh giá của trái phiếu doanh nghiệp

Mệnh giá trái phiếu là gì?

Mọi trái phiếu đều có một mệnh giá, còn được gọi là giá trị của trái phiếu. Đó là số tiền mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu trả cho các trái chủ khi nắm giữ trái phiếu đến đáo hạn.

Nếu nhà đầu tư đang nắm giữ một trái phiếu có mệnh giá 100.000 VNĐ từ một doanh nghiệp và thời gian đáo hạn là 5 năm kể từ hôm nay, thì sau 5 năm nữa, bạn sẽ nhận được số tiền là 100.000 VNĐ.

Không quan trọng số tiền thực tế mà bạn đã bỏ ra để mua trái phiếu là bao nhiêu; số tiền mà bạn nhận được khi trái phiếu đáo hạn vẫn bằng mệnh giá ban đầu của chúng.

Nhiều nhà đầu tư thận trọng ưa thích đầu tư vào trái phiếu là vì mệnh giá của chúng. Cho dù phải chịu sự biến động về lãi suất, các nhà đầu tư vẫn sẽ nhận được khoản đầu tư ban đầu khi nắm giữ trái phiếu đáo hạn.

menh-gia-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

2. Giá thị trường của trái phiếu doanh nghiệp

Giá thị trường của trái phiếu là số tiền thực tế mà nhà đầu tư phải trả để mua trái phiếu đó trên thị trường thứ cấp. Trong một số trường hợp, giá bán trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường trái phiếu có thể bằng với mệnh giá của chúng. Tuy nhiên, đa số các trái phiếu sẽ được bán với giá khác ngoài mệnh giá.

Đó là bởi vì giá trái phiếu chịu ảnh hưởng bởi lãi suất thị trường và có mối quan hệ tỷ lệ nghịch. Nghĩa là giá trái phiếu sẽ tăng khi lãi suất hiện hành giảm và ngược lại.

3. Tỷ lệ lợi suất của trái phiếu có phụ thuộc vào mệnh giá hay không?

Nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu thường sẽ nhận được các khoản thanh toán lãi suất. Đó là cách thức mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu trả nợ cho các trái chủ. Số tiền của các khoản thanh toán đó được xác định bởi lãi suất coupon của trái phiếu.

Nếu một trái phiếu có mệnh giá là 100.000 VNĐ với lãi suất coupon là 5%/năm thì sẽ trả lãi hàng năm là:

(5 x 100.000) : 100 = 5.000 VNĐ

Lãi suất coupon sẽ không bao giờ thay đổi. Nghĩa là nếu nhà đầu tư vẫn sở hữu trái phiếu thì sẽ nhận được 5.000 VNĐ tiền lãi mỗi năm. Vì vậy, khi trả 100.000 VNĐ cho việc mua trái phiếu, bạn sẽ nhận được lợi suất hàng năm 5% từ số tiền của mình.

Nhưng giả sử nếu chỉ phải trả 95.000 VNĐ cho trái phiếu có mệnh giá 100.000 VNĐ. Sau đó, tổ chức phát hành vẫn thanh toán số tiền lãi là 5.000 VNĐ/năm thì tỷ suất lợi nhuận lúc này mà nhà đầu tư nhận được là:

(5.000 : 95.000) x 100 = 5,26%/năm

Trong trường hợp nhà đầu tư đã trả 110.000 VNĐ cho trái phiếu có mệnh giá 100.000 VNĐ với khoản thanh toán lãi suất là 5.000 VNĐ mỗi năm thì tỷ suất lợi nhuận thực tế lúc này là:

(5.000 : 110.000) x 100 = 4,55%/năm

Tỷ suất lợi nhuận thực tế mà nhà đầu được nhận còn gọi là tỷ lệ lợi suất, tỷ lệ này không dựa trên mệnh giá trái phiếu mà dựa trên số tiền thực tế phải trả để mua trái phiếu.

rui-ro-lai-suat-cua-trai-phieu-ibond

4. Tại sao giá trái phiếu doanh nghiệp thay đổi so với mệnh giá?

Giá thị trường của trái phiếu doanh nghiệp có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào lãi suất hiện hành. Những biến động về giá nhằm mang lại cho người sở hữu trái phiếu (trái chủ) lợi nhuận cạnh tranh so với lợi nhuận mà các khoản đầu tư khác mang lại.

Ví dụ: nếu các trái phiếu đang hiện hành trên thị trường thứ cấp mang lại lãi suất coupon 5,5%/năm, thì sẽ không có nhà đầu tư nào trả cùng một số tiền cho một trái phiếu mới phát hành với lãi suất coupon 5%/năm, bởi vì bạn sẽ nhận được lợi nhuận hàng năm ít hơn. Nhưng bằng cách giảm giá trái phiếu 5%, người bán có thể tăng lợi suất thực tế của trái phiếu đó và làm cho nó có tính cạnh tranh với các trái phiếu khác.

Giá thị trường và lợi suất chuyển động ngược chiều nhau: Khi giá trái phiếu giảm, lợi suất của trái phiếu đó sẽ tăng lên và ngược lại.

Khi bạn mua một trái phiếu được bán với giá thấp hơn mệnh giá, đó được gọi là giá chiết khấu. Nếu mua trái phiếu với số tiền cao hơn mệnh thì được gọi là giá gia tăng.

gia-trai-phieu-doanh-nghiep-va-lai-suat-thi-truong-co-moi-quan-he-nhu-the-nao-ibond

5. Giá trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcombank có bị ảnh hưởng bởi lãi suất không?

5.1. Rủi ro lãi suất

Rủi ro lãi suất là rủi ro có thể xảy ra với tất cả các trái phiếu, kể cả những trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt nhất.

Trái phiếu có thời gian đáo hạn càng dài thì càng có nhiều khả năng sẽ phải chịu biến động về giá do lãi suất, rủi ro lỗ vốn cao hơn nên sẽ có tiềm năng lãi suất cao hơn để thu hút nhà đầu tư. Ngược lại, các trái phiếu có thời gian đáo hạn ngắn hơn thì ít có khả năng chịu rủi ro lãi suất, an toàn hơn nhưng cũng có lãi suất thấp hơn.

5.2. Tại sao nên đầu tư trái phiếu iBond của Techcombank?

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

Việc lựa chọn loại trái phiếu doanh nghiệp nào là phụ thuộc vào khả năng chấp nhận rủi ro và thời gian đầu tư mà bạn mong muốn. Hiểu được điều này, công ty Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank đã mang đến cho các nhà đầu tư Trái phiếu doanh nghiệp iBond với các sản phẩm đầu tư khác nhau

Tuỳ theo mục tiếu đầu tư tài chính mà nhà đầu tư có thể chọn các mã trái phiếu iBond pro đầu tư các trái phiếu có thời gian đáo hạn ngắn (dưới 1 năm) với mức lãi suất 8,2%/năm hoặc iBond prix với các trái phiếu có thời gian đáo hạn dài hơn và có mức lãi suất lên tới 10%/năm

Nhà đầu tư giao dịch các trái phiếu iBond hoàn toàn trực tuyến qua tài khoản TCBS cá nhân và được hỗ trợ dịch vụ môi giới trái phiếu, có thể giúp bạn bán lại trái phiếu trước khi đáo hạn nếu có nhu cầu. Hướng dẫn mở tài khoản và đặt lệnh mua trái phiếu tại đây

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *