Lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực của trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần so sánh lợi suất danh nghĩa và lợi suất thực để phân tích lợi nhuận sẽ nhận được tính từ ngày mua cho đến ngày trái phiếu đáo hạn.

1. Mối quan hệ giữa giá và lợi suất của trái phiếu doanh nghiệp

Mênh giá trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp là giá trị của trái phiếu. Đây là số tiền mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ trả cho các trái chủ (người sở hữu trái phiếu) khi nắm giữ trái phiếu đến đáo hạn.

Mệnh giá và giá trị thị trường của trái phiếu doanh nghiệp

Nếu các nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp được chào bán lần đầu ra công chúng (thị trường sơ cấp) thì sẽ trả số tiền bằng mệnh giá để mua trái phiếu, thường là 100.000 Vnđ. Tuy nhiên, nếu mua trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường thứ cấp, số tiền thực tế mà bạn phải trả có thể sẽ thấp hoặc cao hơn so với mệnh giá trái phiếu.

Nếu mua trái phiếu với giá cao hơn mệnh giá thì nghĩa là bạn đang mua trái phiếu với giá tăng, ngược lại, nếu mua với giá thấp hơn so với mệnh giá thì gọi là giá chiết khấu.

menh-gia-va-gia-tri-thi-truong-cua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Giá và lợi suất của trái phiếu

Nhà đầu tư cần sử dụng mệnh giá trái phiếu để tính toán lợi suất danh nghĩa sẽ nhận được vào ngày đáo hạn. Giá trái phiếu tăng hoặc giảm tùy thuộc vào lợi suất thực tế chứ không phải lợi suất danh nghĩa. Khi trái phiếu đáo hạn, bạn sẽ nhận được toàn bộ mệnh giá và khoản thanh toán lãi suất.

Lãi suất coupon mà doanh nghiệp phát hành trả cho nhà đầu tư cũng sẽ ảnh hưởng đến mức giá mà nhà đầu tư phải trả để mua trái phiếu. Khi lãi suất thị trường biến động sẽ ảnh hưởng đến giá mua hoặc bán trái phiếu. Lãi suất tăng thì giá trái phiếu sẽ giảm và ngược lại, lãi suất giảm thì giá trái phiếu sẽ tăng.

2. Tính toán lợi suất danh nghĩa của một trái phiếu

Việc tính toán lợi suất danh nghĩa của một trái phiếu đến ngày đáo hạn rất đơn giản. Công thức là lấy lãi suất coupon nhân với mệnh giá trái phiếu và nhân với số năm đáo hạn.

Ví dụ: Nếu một trái phiếu có lãi suất coupon là 7%, mệnh giá là 100.000 vnđ và đáo hạn trong hai năm, thì tính lợi suất danh nghĩa như sau: Nhân tỷ lệ coupon với mệnh giá sau đó nhân theo năm để đáo hạn:

0,07 x 100.000 x 2 = 14.000

Lợi suất danh nghĩa là (14.000 : 100.000) x 100 = 14% cho đến ngày đáo hạn.

3. Tính toán lợi suất thực của một trái phiếu

Để tính được lợi suất thực của một trái phiếu cần xem xét tần suất mà trái phiếu trả lãi trong một năm. Công thức cụ thể như sau:

Chia lãi suất coupon cho số lần trả lãi mỗi năm rồi cộng một, sau đó bình phương kết quả và trừ đi một.

Ví dụ: bạn có một trái phiếu trả lãi suất 10%/năm và thanh toán nửa năm một lần với mệnh giá là 100.000 vnđ thì lợi suất thực của trái phiếu này sẽ là:

(0,1: 2) + 1= 1,05

(1,05)2 – 1 = 0,1025

Lợi suất thực sẽ là 0,1025 x 100 = 10,25%

tinh-toan-loi-suat-trai-phieu

4. Giá thị trường và lợi nhuận của trái phiếu doanh nghiệp

Vì lãi suất coupon của một trái phiếu doanh nghiệp là không thay đổi nên số tiền mà bạn phải trả để mua trái phiếu sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng. Nếu nhà đầu tư mua trái phiếu với giá tăng, cao hơn so với mệnh giá, thì lợi nhuận khi đáo hạn mà nhà đầu tư nhận đươc sẽ thấp hơn. Ngược lại, nêu bạn mua trái phiếu với giá chiết khấu, nhỏ hơn so với mệnh giá, thì lợi nhuận khi đáo hạn sẽ cao hơn.

Ví dụ: nếu nhà đầu tư mua trái phiếu có mệnh giá 100.000 vnđ chỉ với giá 95.000 vnđ thì sẽ làm tăng lợi nhuận mà nhà đầu tư nhận được khi nắm giữ trái phiếu đến đáo hạn, vì lúc đó, doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ trả cho bạn 100.000 vnđ bằng với mệnh giá trái phiếu.

trai-phieu-doanh-nghiep-duoc-xem-nhu-la-mot-san-pham-dau-tu-tai-chinh-ibond

5. Lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcombank

Trái phiếu iBond là sản phẩm trái phiếu của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam được Techcom Securities (TCBS) thiết kế dành cho những nhà đầu tư muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhận lãi suất ổn định và cơ cấu thanh khoản linh hoạt.

Các trái phiếu iBond đều có chất lượng tín dụng cao và thời gian đáo hạn đa dạng. Tuỳ theo mục tiêu đầu tư cá nhân mà bạn có thể chọn các mã trái phiếu phù hợp, mỗi sản phẩm sẽ có mức lãi suất khác nhau, cụ thể:

Trái phiếu iBond pro bao gồm các trái phiếu ngắn hạn (thời gian đáo hạn thường dưới 1 năm) với mức lãi suất 8%/năm hoặc Trái phiếu iBond prix dành cho những nhà đầu tư thích sự năng động, tìm kiếm giải pháp đầu tư linh hoạt và có thể giao dịch trái phiếu dễ dàng bất kỳ lúc nào với mức lãi suất lên đến 10%/năm

Khi mua trái phiếu iBond bạn có thể bán lại trước hạn nếu có nhu cầu và được hỗ trợ dịch vụ môi giới bán trái phiếu. Việc giao dịch trái phiếu iBond được thực hiện hoàn toàn trực tuyến qua tài khoản TCBS cá nhân, giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng quản lý mọi lúc mọi nơi. Hướng dẫn mở tài khoản TCBS và đặt lệnh mua trái phiếu cho các nhà đầu tư mới tại đây

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

 

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *