Trái phiếu đã và đang là kênh đầu thu được lòng đông đảo nhà đầu tư. Có thể thấy trong những năm gần đây, thị trường trái phiếu phát triển mạnh mẽ. Kênh đầu tư này đã thu hút rất nhiều người tham gia. Chính vì vậy, phát hành trái phiếu đang là sự lựa chọn của nhiều doanh nghiệp, các ngân hàng chính sách, chính quyền địa phương và cả chính phủ. Đặc biệt là việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp đang nhận được rất nhiều sự quan tâm. Vậy phát hành trái phiếu là gì? Những quy định pháp lý cũng như điều kiện nào để phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu rõ qua bài viết sau đây của iBond bạn nhé!
Contents
- 0.1 Khái niệm phát hành trái phiếu là gì?
- 0.2 Trái phiếu là gì?
- 0.3 Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
- 0.4 Phát hành trái phiếu là gì?
- 1 Các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
- 1.1 Điều kiện phát hành trái phiếu
- 1.2 Quy trình phát hành trái phiếu là gì?
- 1.3 Phương thức phát hành trái phiếu là gì?
- 1.4 Đăng ký, lưu ký trái phiếu
- 1.5 Hồ sơ phát hành trái phiếu là gì
- 2 Phát hành trái phiếu là gì? – Lời kết
Khái niệm phát hành trái phiếu là gì?
Chắc hẳn từ khi tham gia hoặc trong quá trình đầu tư trái phiếu, bạn đã từng nghe nhắc nhiều đến phát hành trái phiếu. Thế nhưng, đã bao giờ bạn tự đưa ra một khái niệm về cụm từ này theo cách hiểu của mình hay chưa? Nếu bạn vẫn còn thắc mắc về thuật ngữ này trên thị trường chứng khoán. Vậy thì cùng tìm hiểu ngay ở những thông tin dưới đây. Thế nhưng, trước hết chúng ta cần có một khái niệm cụ thể về trái phiếu cũng như trái phiếu doanh nghiệp.
Trái phiếu là gì?
Trái phiếu được định nghĩa là một loại chứng khoán quy định nghĩa vụ của người phát hành chứng khoán đó; hay còn gọi là người vay tiền phải trả cho người nắm giữ chứng khoán, hay còn gọi là người cho vay. Một khoản tiền này sẽ được xác định, và thời gian trả sẽ được quy định cụ thể và đến khi nó đáo hạn người vay phải hoàn trả khoản cho người cho vay ban đầu.
Trái phiếu doanh nghiệp là gì?
Trái phiếu doanh nghiệp là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành. Loại trái phiếu này được phát hành nhằm xác nhận nghĩa vụ trả nợ gốc, lãi, và các nghĩa vụ khác của doanh nghiệp đối với nhà đầu tư sở hữu trái phiếu.
Phát hành trái phiếu là gì?
Phát hành trái phiếu chính được hiểu là sự cung ứng chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ. Qua đó xác nhận nghĩa vụ trả nợ của người cung ứng (tổ chức phát hành) và quyền sở hữu một khoản tiền kèm theo thu nhập được hưởng của người sở hữu.
Xem thêm: Phát hành trái phiếu ra công chúng
Các quy định về phát hành trái phiếu doanh nghiệp
Để phát hành trái phiếu doanh nghiệp, chúng ta cần dựa vào các quy định về điều kiện chung cũng như các điều kiện, hồ sơ cần thiết.
Điều kiện phát hành trái phiếu
Điều kiện phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10 Nghị định 163/2018/NĐ-CP và Khoản 3, 4 Điều 1 Nghị định 81/2020 như sau:
Đối với trái phiếu không chuyển đổi hoặc trái phiếu không kèm theo chứng quyền
Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.
Đối với doanh nghiệp được tổ chức lại hoặc chuyển đổi, trong trường hợp chia doanh nghiệp thời gian hoạt động được tính là thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị chia. Trong trường hợp tách doanh nghiệp thì thời gian hoạt động của doanh nghiệp bị tách. Trong trường hợp hợp nhất doanh nghiệp, thời gian hoạt động dài nhất trong số các doanh nghiệp bị hợp nhất. Trong trường hợp sáp nhập công ty, thời gian hoạt động của doanh nghiệp nhận sáp nhập. Trong trường hợp chuyển đổi công ty, thời gian hoạt động của doanh nghiệp trước và sau khi chuyển đổi.
Theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Nghị định này
Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán đủ điều kiện.
Tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này
Ký hợp đồng tư vấn với tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại Khoản 3 Điều 15 Nghị định này. Trừ trường hợp doanh nghiệp phát hành là tổ chức được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 và Khoản 8 Điều 6 Nghị định này
Đảm bảo tuân thủ giới hạn về số lượng nhà đầu tư khi phát hành, giao dịch trái phiếu.
Tại Điều 14 Nghị định này
- Có phương án phát hành trái phiếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt và chấp thuận theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
- Thanh toán đầy đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã phát hành trong 03 năm liên tiếp trước đợt phát hành trái phiếu (nếu có).
- Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
- Đảm bảo dư nợ trái phiếu doanh nghiệp phát hành riêng lẻ tại thời điểm phát hành; không vượt quá 05 lần vốn chủ sở hữu theo báo cáo tài chính quý gần nhất tại thời điểm phát hành được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Mỗi đợt phát hành phải hoàn thành trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày công bố thông tin trước khi phát hành; đợt phát hành sau phải cách đợt phát hành trước tối thiểu 06 tháng, trái phiếu phát hành trong một đợt phát hành phải có cùng điều kiện, điều Khoản.
Đối với phát hành trái phiếu chuyển đổi hoặc trái phiếu kèm chứng quyền
- a) Doanh nghiệp phát hành là công ty cổ phần;
- b) Đáp ứng các điều kiện phát hành quy định tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm g Khoản 1 Điều này;
- c) Đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật. Điều kiện này được áp dụng trong trường hợp thực hiện chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu hoặc thực hiện quyền mua của chứng quyền;
- d) Các đợt phát hành trái phiếu chuyển đổi phải cách nhau ít nhất sáu tháng;
đ) Trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền phát hành kèm theo trái phiếu không được chuyển nhượng trong tối thiểu 01 năm. Thời gian này tính từ ngày hoàn thành đợt phát hành. Trừ trường hợp chuyển nhượng cho hoặc chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật.
e) Doanh nghiệp phát hành là công ty đại chúng ngoài việc đáp ứng điều kiện phát hành theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2. Điều này còn phải đáp ứng điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ của công ty đại chúng; theo quy định tại Điều 10a của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật chứng khoán.
Quy trình phát hành trái phiếu là gì?
- Doanh nghiệp phát hành chuẩn bị hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
- Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin trước đợt phát hành theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
- Doanh nghiệp phát hành tổ chức phát hành trái phiếu theo quy định tại Điều 15 Nghị định này.
- Doanh nghiệp phát hành công bố thông tin về kết quả phát hành trái phiếu và báo cáo kết quả phát hành theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
- Doanh nghiệp phát hành thực hiện lưu ký trái phiếu theo quy định tại Điều 16 Nghị định này.
- Doanh nghiệp phát hành thực hiện thanh toán gốc, lãi trái phiếu theo quy định tại Điều 17 Nghị định này.
- Doanh nghiệp phát hành thực hiện công bố thông tin và báo cáo định kỳ kể từ khi hoàn thành đợt phát hành trái phiếu cho đến khi đáo hạn trái phiếu theo quy định tại Điều 24 Nghị định này.
Phương thức phát hành trái phiếu là gì?
Đối với trái phiếu thì sẽ được phát hành dựa trên nhiều phương thức khác nhau. Với mỗi phương thức phát hành nhà đầu tư sẽ nhận được những quyền lợi riêng.
- Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành theo các phương thức sau:
a) Đấu thầu phát hành trái phiếu;
b) Bảo lãnh phát hành trái phiếu;
c) Đại lý phát hành trái phiếu;
d) Bán trực tiếp cho nhà đầu tư.
- Doanh nghiệp phát hành trái phiếu quyết định phương thức phát hành và công bố cho đối tượng mua trái phiếu.
- Tổ chức tư vấn về hồ sơ phát hành trái phiếu là công ty chứng khoán, tổ chức tín dụng. Và các định chế tài chính khác được phép cung cấp dịch vụ tư vấn hồ sơ phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật. Tổ chức tư vấn phát hành có trách nhiệm rà soát việc đáp ứng quy định về điều kiện phát hành; và hồ sơ phát hành trái phiếu quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 13 của Nghị định này khi cung cấp dịch vụ.
Đăng ký, lưu ký trái phiếu
- Trái phiếu doanh nghiệp phải được đăng ký, lưu ký tại tổ chức lưu ký được phép trong vòng 10 ngày làm việc sau khi kết thúc đợt phát hành. Qau đó nhằm quản lý số lượng nhà đầu tư theo quy định tại Khoản 8 Điều 6 Nghị định này. Mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp chỉ được đăng ký tại một tổ chức lưu ký được phép.
- Tổ chức lưu ký chỉ xác nhận quyền sở hữu trái phiếu khi giao dịch đáp ứng quy định tại Khoản 8 Điều 6 Nghị định.
- Theo quy định tại Khoản 2 Điều 30 Nghị định này; Tổ chức lưu ký có trách nhiệm cung cấp thông tin về tình hình đăng ký, lưu ký trái phiếu cho Sở Giao dịch chứng khoán theo quy định.
Hồ sơ phát hành trái phiếu là gì
Đối với hồ sơ phát hành trái phiếu thì nhà đầu tư cần chuẩn bị hồ sơ theo các quy định chung của pháp luật. Đồng thời phải đảm bảo chính xác về mặt giấy tờ, nội dung thông tin phải chân thật. Hồ sơ được quy định dưới hai hình thức chủ yếu đó là do doanh nghiệp chuẩn bị; và theo quy định tại các điều lệ.
Hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị
Đối với hồ sơ phát hành trái phiếu do doanh nghiệp phát hành chuẩn bị, thông tin hồ sơ sẽ bao gồm một số loại giấy tờ sau đây:
- Phương án phát hành trái phiếu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này;
- Bản công bố thông tin về đợt phát hành trái phiếu theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này;
- Hợp đồng ký kết giữa doanh nghiệp phát hành với các tổ chức cung cấp dịch vụ liên quan đến đợt phát hành trái phiếu (nếu có);
- Báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán;
- Kết quả xếp hạng tín nhiệm của tổ chức xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp phát hành trái phiếu và loại trái phiếu phát hành (nếu có).
Hồ sơ phát hành trái phiếu thành nhiều đợt ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này
Đối với hồ sơ phát hành trái phiếu thành nhiều đợt ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1 Điều này. Một số giấy tờ liên quan đến loại hồ sơ này sẽ bao gồm:
- Dự án hoặc kế hoạch sử dụng vốn làm nhiều đợt;
- Cập nhật về tình hình tài chính của doanh nghiệp phát hành, tình hình sử dụng số tiền thu được từ các đợt phát hành trước. Áp dụng trong trường hợp nếu đợt phát hành sau cách đợt phát hành trước từ 06 tháng trở lên.
Phát hành trái phiếu là gì? – Lời kết
Trên đây chính là một số thông tin về trái phiếu cũng như việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Có thể nói, bất kỳ hình thức phát hành trái phiếu nào cũng cần dựa vào các quy định chung. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ nắm rõ hơn khái niệm phát hành trái phiếu là gì. Đồng thời, biết được các hồ sơ cần chuẩn bị khi muốn phát hành. Mong rằng những thông tin trong bài viết sẽ hữu ích đối với bạn.
Bài viết liên quan