Rủi ro khi mua trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Trái phiếu doanh nghiệp được xem như là một sản phẩm đầu tư tài chính có rủi ro cao hơn so với trái phiếu chính phủ. Đó là lý do tại sao lãi suất trái phiếu doanh nghiệp thường cao hơn. Một trong những rủi ro chính của chúng mà nhà đầu tư cần hiểu rõ là rủi ro tín dụng

1. Rủi ro tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp thường có xu hướng cung cấp mức lãi suất cao hơn so với một số loại chứng khoán có thu nhập cố định khác, nhưng đi kèm với đó là các loại rủi ro đầu tư cũng cao hơn.

Hầu hết các trái phiếu doanh nghiệp là loại trái phiếu không được bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Do đó, các trái chủ (người sở hữu trái phiếu) sẽ phải chịu rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng là khả năng mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ không thanh toán được các khoản lãi suất và nợ gốc cho các trái chủ.

Với tư cách là một nhà đầu tư trái phiếu, bạn phải biết cách đánh giá rủi ro tín dụng và các khoản thanh toán của chúng. Rủi ro tín dụng được tính toán dựa trên khả năng trả nợ theo những điều kiện nhất định của tổ chức phát hành trái phiếu.

Để đánh giá rủi ro tín dụng đối với một trái phiếu, thông thường sẽ xem xét những điểm sau: lịch sử tín dụng, khả năng trả nợ, vốn sẵn có, điều kiện thanh toán nợ của trái phiếu và tài sản thế chấp đi kèm.

trai-phieu-co-chat-luong-tin-dung-tot-ibond-dau-tu-tai-chinh

2. Đánh giá về lợi suất của Trái phiếu Doanh nghiệp

Lợi suất khi đáo hạn là tổng lợi nhuận thu được từ tất cả các khoản thanh toán lãi suất coupon. Lợi suất hiện hành là thu nhập hằng năng của một trái phiếu chia cho giá hiện hành của trái phiếu đó.

Ví dụ: nếu bạn trả 100.000 VNĐ để mua một trái phiếu doanh nghiệp có trả lãi suất coupon hằng năm là 10.000 VNĐ, thì lợi suất hiện hành là:

(10.000 : 100.000) x 100 = 10%

Ngoài trái phiếu cung cấp lãi suất cố định. Một doanh nghiệp cũng có thể phát hành trái phiếu không trái tức, nghĩa là không có các khoản thanh toán lãi suất coupon và nhà đầu tư tạo ra lợi nhuận bằng cách mua trái phiếu này với giá chiết khấu, sau đó giữ nó đến ngày đáo hạn để nhận được mệnh giá ban đầu

Nếu bạn là một nhà đầu tư quan tâm đến việc có dòng thu nhập ổn định hàng năm và ít rủi ro thì nên thêm trái phiếu doanh nghiệp vào danh mục đầu tư tài chính của mình. Hơn nữa, lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp cũng dễ dự đoán hơn và thường ít biến động hơn so với cổ phiếu thông thường.

trai-phieu-doanh-nghiep-duoc-xem-nhu-la-mot-san-pham-dau-tu-tai-chinh-ibond

3. Đánh giá rủi ro tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp

Đánh giá qua xếp hạng tín dụng

Xếp hạng tín dụng được công bố bởi các cơ quan như Moody’s, Standard and Poor’s (S&P), và Fitch nhằm nắm bắt và phân loại rủi ro tín dụng của các loại trái phiếu. Trong đó chia trái phiếu doanh nghiệp ra làm hai loại chính là trái phiếu ở cấp đầu tư và trái phiếu dưới mức đầu tư (trái phiếu lãi suất cao)

Trái phiếu ở cấp đầu tư là các trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt, thường được phát hành bởi những doanh nghiệp lớn. Chính vì vậy các trái phiếu này sẽ có rủi ro vỡ nợ thấp hơn đồng nghĩa với mức lãi suất coupon mà doanh nghiệp đưa ra cũng sẽ thấp hơn. Các trái phiếu này được xếp hạng từ BBB trở lên theo bảng xếp hạng của S&P

Trong trường hợp trái phiếu dưới mức đầu tư (hay còn gọi là trái phiếu lãi suất cao, trái phiếu rác) tức là những trái phiếu được xếp hạng dưới mức BBB của bảng xếp hạng tín dụng S&P, có rủi ro vỡ nợ cao hơn vì được phát hành hành bởi những công ty nhỏ hoặc mới phát triển.

danh-gia-rui-ro-cua-cac-loai-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Đánh giá qua các thước đo khác

Thông thường, ngoài việc đánh giá trái phiếu doanh nghiệp bằng xếp hạng tín dụng của các cơ quan phân tích thì nhà đầu tư còn bổ sung bằng những nghiên cứu của riêng mình. Nhiều công cụ có thể được sử dụng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng của trái phiếu, nhưng hai thước đo phổ biến nhất là hệ số thanh toán lãi vay và tỷ lệ vốn hoá

Hệ số thanh toán lãi vay trả lời câu hỏi: tổ chức phát hành trái phiếu tạo ra bao nhiêu tiền mỗi năm để thanh toán lãi suất hàng năm cho các trái phiếu của mình?

Tỷ lệ vốn hóa trả lời câu hỏi: tổ chức phát hành trái phiếu đang có bao nhiêu khoản nợ phải trả tương ứng với giá trị tài sản hiện có của tổ chức? Tỷ lệ này được tính bằng cách lấy các khoản nợ dài hạn chia cho tổng tài sản.

4. Đánh giá rủi ro của trái phiếu doanh nghiệp iBond Techcombank

Các sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp đều có rủi ro. Nhà đầu tư trước khi lựa chọn mua trái phiếu doanh nghiệp cần cân nhắc về mục tiêu đầu tư tài chính, khả năng chấp nhận rủi ro và ngân sách cá nhân để đưa ra quyết định phù hợp

Với sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank, bao gồm những trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt nhất từ các doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, sẽ là một sự lựa chọn dành cho những nhà đầu tư mong muốn một dòng thu nhập đều đặn, ít rủi ro và khả năng thanh khoản linh hoạt

Trong hệ thống các kênh đầu tư, trái phiếu doanh nghiệp chất lượng tín dụng cao được coi là một khoản đầu tư tương đối an toàn và ít rủi ro. Đó là lý do mà trái phiếu iBond được giao dịch rộng rãi trên toàn quốc và ngày càng được khách hàng đón nhận với lãi suất kì vọng lên đến 10%/năm

Ngoài ra, việc giao dịch trái phiếu iBond cũng rất đơn giản và dễ dàng, nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản TCBS cá nhân và tiến hành lựa chọn trái phiếu phù hợp. Hướng dẫn cách mở tài khoản và đầu tư iBond dành cho những nhà đầu tư mới tại đây

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *