Tìm hiểu về thị trường trái phiếu doanh nghiệp

Sau khi đã quyết định đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần phải lựa chọn loại trái phiếu doanh nghiệp nào phù hợp với mình. Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cung cấp cho các nhà đầu tư nhiều sự lựa chọn hơn so với các loại chứng khoán có thu nhập cố định khác.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường

Có rất nhiều sự lựa chọn dành cho nhà đầu tư

Tùy thuộc vào mục tiêu đầu tư, tình hình thuế và khả năng chấp nhận rủi ro cá nhân mà nhà đầu tư có thể lựa chọn từ các trái phiếu doanh nghiệp ở cấp độ đầu tư đến các trái phiếu lợi suất cao hay các trái phiếu có lãi suất ổn định hoặc các trái phiếu có lãi suất thay đổi,…

Trên thị trường trái phiếu rộng lớn, nhà đầu tư dễ dàng tìm thấy vô số trái phiếu với các doanh nghiệp phát hành khác nhau, có xếp hạng tín dụng, lãi suất coupon, kỳ hạn, mức lợi tức và nhiều đặc điểm khác nhau. Mỗi tổ chức phát hành trái phiếu sẽ mang đến sự cân bằng giữa rủi ro và lợi ích để hấp dẫn nhà đầu tư.

cac-loai-trai-phieu-doanh-nghiep-tren-thi-truong-ibond

Tìm hiểu trước khi đầu tư

Nhà đầu tư nên nắm rõ sự khác biệt giữa các loại trái phiếu doanh nghiệp trước khi lựa chọn đầu tư:

  • Tìm hiểu thông tin chi tiết về các loại trái phiếu khác nhau
  • Bổ sung kiến thức đầu tư với các bài báo và nghiên cứu tập trung vào trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường Trái phiếu Doanh nghiệp rộng lớn như thế nào?

Tổ chức phát hành trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp được phát hành bởi nhiều tổ chức từ hầu hết mọi lĩnh vực, ngành nghề của nền kinh tế, cũng như bởi các công ty dịch vụ công cộng. Ngoài ra, trái phiếu doanh nghiệp còn có thể được phát hành bởi các tập đoàn nước ngoài và có trụ sở tại Việt Nam.

Hầu hết trái phiếu doanh nghiệp được mua bán trên cả thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) và trên sàn giao dịch chứng khoán tập trung như Sở giao dịch chứng khoán Tp. Hồ Chí Minh (HOSE).

Ngày nay, thay vì chỉ giao dịch tại một địa điểm thực tế như một sàn giao dịch trung tâm, thì các nhà đầu tư, đại lý và nhà môi giới trên khắp cả nước đều có thể giao dịch trái phiếu trực tuyến thông qua các trang web hoặc ứng dụng trên điện thoại.

to-chuc-phat-hanh-trai-phieu-ibond

Tình hình phát triển của thị trường trái phiếu doanh nghiệp ở Việt Nam gần đây

Quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp của Việt Nam rộng lớn; tổng giá trị thị trường của trái phiếu doanh nghiệp đang lưu hành tại Việt Nam đến cuối năm 2020 đạt khoảng 15,75%GDP.

Trong đó, khối lượng TPDN riêng lẻ phát hành khoảng 403.468 tỷ đồng, tăng 30,4% so với năm 2019, gấp 4,1 lần so với năm 2016; khối lượng phát hành TPDN ra công chúng cũng tăng 22,1% so với năm 2019 và gấp 7,1 lần năm 2016.

Giai đoạn 2016-2020, tổng khối lượng TPDN phát hành đạt khoảng 1.224,5 nghìn tỷ đồng, bình quân 238,8 nghìn tỷ đồng/năm; gấp khoảng 9 lần giai đoạn 2011-2015. Trong đó, phát hành riêng lẻ chiếm 93,9%, phát hành ra công chúng chiếm 6,1%

7 tháng đầu năm 2021, có 376 đợt phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong nước với tổng giá trị phát hành đạt 235.094 tỷ đồng, tăng gần 31% so với cùng kỳ năm 2020.

khoi-luong-phat-hanh-trai-phieu-ibond
Khối lượng phát hành, quy mô thị trường trái phiếu doanh nghiệp tại Việt Nam 2016-2020 (%, nghìn tỷ đồng)

Tại sao nên đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp?

Trái phiếu doanh nghiệp có thể gọi là “sân chơi” phù hợp cho mọi cấp độ đầu tư. Các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức tài chính lớn – chẳng hạn như quỹ hưu trí, quỹ tài trợ, quỹ mở, công ty bảo hiểm hay ngân hàng – và các nhà đầu tư cá nhân, từ những người chuyên nghiệp cho đến những người mới đầu tư

Các nhà đầu tư mua trái phiếu doanh nghiệp vì nhiều lý do:

Lợi tức hấp dẫn

Lợi tức là lợi nhuận thu được từ một trái phiếu, dựa trên giá trái phiếu và khoản thanh toán lãi suất nhận được.

Các trái phiếu doanh nghiệp thường cung cấp lợi tức cao hơn so với trái phiếu chính phủ có cùng kỳ hạn. Tuy nhiên, lợi tức cao hơn thường đi kèm với rủi ro cao hơn.

Thu nhập ổn định

Đối với các nhà đầu tư mong muốn có nguồn thu nhập ổn định và đều đặn dưới hình thức trả lãi, nhưng vẫn bảo toàn được vốn gốc ban đẩu, thì nên xem xét việc thêm trái phiếu doanh nghiệp vào danh mục đầu tư của mình.

thu-nhap-on-dinh-ibond

Đa dạng

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp cho phép các nhà đầu tư lựa chọn từ nhiều lĩnh vực, đặc điểm và chất lượng tín dụng khác nhau để đáp ứng nhiều mục tiêu đầu tư.

Khả năng thanh khoản dễ dàng

Trong nhiều trường hợp, nếu nhà đầu tư muốn bán trái phiếu trước khi đáo hạn thì cũng tương đối dễ dàng và nhanh chóng vì quy mô và tính thanh khoản của thị trường

kha-nang-thanh-khoan-de-dang-ibond

Lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán

Bởi vì sự đa dạng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp nên một số nhà đầu tư sẽ gặp khó khăn trong việc lựa chọn được sản phẩm đầu tư phù hợp.

Đối với những nhà đầu tư mới hoặc những nhà đầu tư mong muốn có một dòng thu nhập ổn định, một kênh đầu tư tương đối an toàn và ít rủi ro thì lời khuyên là nên lựa chọn những trái phiếu doanh có chất lượng tín dụng cao trên thị trường chứng khoán.

Chẳng hạn như sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS) với các trái phiếu được phát hành bởi những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam – là đối tác tín cậy của Techcombank.

san-pham-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

iBond phù hợp cho những khách hàng cá nhân muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhận lãi suất ổn định và cơ cấu thanh khoản linh hoạt. Tính tới Quý 1 năm 2020 hơn 90.000 nghìn tỷ VNĐ khối lượng iBond khác hàng đã mua, có thể thấy trái phiếu iBond được giao dịch rộng rãi trên toàn quốc và ngày càng được khách hàng đón nhận.

Các sản phẩm Trái phiếu iBond đa dạng theo tổ chức phát hành, ngành nghề, thời gian đáo hạn, xếp hạng tín dụng và thời điểm trả lãi. Đầu tư hoàn toàn online bằng cách mở tài khoản TCBS và giao dịch trên website hoặc trên ứng dụng TCinvest.

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *