Tính duration của trái phiếu

Đầu tư trái phiếu hiện đang được nhiều người lựa chọn. Bởi lẽ trên thị trường ngày nay chúng ta nhận thấy ai ai cũng đầu tư. Trái phiếu là kênh đầu tư đa dạng, hấp dẫn với mức sinh lời tương đối cao. Song, trong thị trường này vẫn không tránh khỏi những rủi ro khó lường trước được. Bên cạnh đó, những biến động của thị trường cũng làm cho những mức lợi tức và rủi ro có phần thay đổi. Để đo lường các rủi ro đó người ta đã sử dụng đến một công cụ vô cùng đặc biệt đó là Duration. Vậy cách tính duration của trái phiếu được thực hiện như thế nào? Vai trò của nó ra sao? Hãy cùng theo dõi ngay bài viết sau đây của iBond để hiểu rõ hơn bạn nhé!

Tính duration của trái phiếu

Tính duration của trái phiếu – Trái phiếu là gì?

Không thể phủ nhận rằng trên thị trường chứng khoán ngày nay thì trái phiếu đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia. Đây là một hình thức đầu tư an toàn được nhiều cá nhân và tổ chức ưu tiên lựa chọn. Thế nhưng nó cũng có không ít rủi ro khiến nhiều người phải dè chừng. Để có được cách tính duration của trái phiếu tốt nhất, chúng ta cần hiểu hơn về trái phiếu.

Khái niệm trái phiếu

Trái phiếu được xem là công cụ tuyệt vời để tạo ra thu nhập. Đây chính là một loại chứng khoán chứng nhận nghĩa vụ nợ của người phát hành phải trả cho người sở hữu trái phiếu. Khoản này được quy định cụ thể, trong một thời gian xác định và với một khoản lợi tức quy định. Đầu tư trái phiếu chính là hình thức giao dịch giữa người cho vay và người phát hành trái phiếu. Có thể đó là doanh nghiệp, chính phủ, tổ chức tài chính hay ngân hàng. Trong đó, nhà phát hành trái phiếu phải thanh toán đầy đủ theo cam kết đã được ghi trong hợp đồng vay. Đầu tư trái phiếu được coi là đầu tư an toàn và hiệu quả hơn nhiều so với đầu tư cổ phiếu.

Khái niệm trái phiếu

Đặc điểm của trái phiếu

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Vì vậy trái phiếu có thời hạn và có quy định lãi suất. Vốn gốc của khoản nợ đó chính là mệnh giá của trái phiếu, lãi của trái phiếu còn gọi là trái tức.

Trái phiếu có thể phát hành dưới hình thức chứng chỉ (giấy tờ có giá), bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử. Vì thị trường trái phiếu là một bộ phận của thị trường vốn, cho nên trái phiếu giao dịch trên thị trường chứng khoán thông thường có thời hạn từ 1 năm trở lên (trung và dài hạn).

Trái phiếu có ba thuộc tính nổi trội của một tài sản tài chính: tính sinh lời, tính rủi ro và tính thanh khoản.

Đặc điểm của trái phiếu

Tính duration của trái phiếu được hiểu như thế nào?

Có lẽ bạn đã từng nghe nhắc nhiều đến thuật ngữ duration trong trái phiếu rồi phải không nào? Đây được xem là một khái niệm phức tạp chỉ thời gian đáo hạn bình quân. Hay hiểu đơn giản hơn, duration chính là khoảng thời gian trung bình để người sở hữu trái phiếu nhận được toàn bộ dòng tiền của trái phiếu. Cú pháp và công thức tính duration như sau.

Tính duration của trái phiếu được hiểu như thế nào?

Cú pháp tính duration của trái phiếu

  • Settlement: Ngày thanh toán chứng khoán. Ngày thanh toán chứng khoán là ngày sau ngày phát hành khi chứng khoán được bán cho người mua.
  • Maturity: Ngày đáo hạn của chứng khoán. Ngày đáo hạn là ngày mà chứng khoán hết hạn.
  • Coupon: Lãi suất phiếu lãi hàng năm của chứng khoán.
  • Yld: Lợi tức hàng năm của chứng khoán.
  • Frequency: Số lần thanh toán phiếu lãi hàng năm. Đối với thanh toán hàng năm, tần suất = 1; đối với nửa năm, tần suất = 2; đối với hàng quý, tần suất = 4.
  • Basis: Loại cơ sở đếm ngày sẽ dùng.
Tính duration của trái phiếu

Công thức tính duration của trái phiếu

Trong đó:

– PV(CFi): Giá trị hiện tại của dòng tiền i

– Ti: Thời điểm nhận được dòng tiền i

Thời gian đáo hạn bình quân (Duration) là thước đo mức độ nhạy của giá trái phiếu với sự thay đổi của lợi suất trái phiếu và là công cụ được sử dụng rộng rãi khi đo lường rủi ro trái phiếu. 

Công thức áp dụng

Cách sử dụng tính duration của trái phiếu

Công dụng phổ biến nhất của duration là để ước lượng sự thay đổi về giá một trái phiếu, với một mức thay đổi cho trước của YTM.

Công thức được sử dụng như sau:

%ΔP ≈ −Dureff × Δy

Trong đó:

  • %ΔP : phần trăm thay đổi của giá trái phiếu
  • Dureff : effective duration (chú ý nếu trái phiếu không đính kèm quyền chọn thì giá trị này bằng với Durmod – modified duration)
  • Δy: độ thay đổi của YTM
Cách sử dụng duration

Kết luận

Tính duration của trái phiếu được áp dụng bằng các công thức cơ bản nhất mà bài viết đã chia sẻ. Hy vọng qua các thông tin vừa cập nhật được sẽ giúp bạn hiểu hơn về trái phiếu, đặc điểm của trái phiếu. Đồng thời giúp bạn biết thêm một thuật ngữ chuyên dụng trong lĩnh vực này đó là duration. iBond mong rằng bạn sẽ có thật nhiều kết quả tốt đẹp trong quá trình đầu tư. Chúc bạn may mắn!

Bài viết liên quan

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *