TRÁI PHIẾU CÓ TÀI SẢN ĐẢM BẢO

Như các bạn cũng đã biết, trái phiếu là một kênh đầu tư thu hút nhiều người quan tâm nhất hiện nay. Trong thị trường này thì có rất nhiều loại trái phiếu khác nhau. Và hiện nay đã có một số doanh nghiệp phát hành trái phiếu có tài sản bảo đảm. Tuy nhiên, việc lựa chọn mua số trái phiếu này cũng khó có thể giúp nhà đầu tư tránh được bài toán rủi ro. Vậy trái phiếu có tài sản đảm bảo được hiểu như thế nào? Những đặc điểm của loại trái phiếu này như thế nào? Có nên mua trái phiếu này hay không? Và bạn cần lưu ý những điều gì khi tham gia vào kênh đầu tư này? Để giải đáp những thông tin này, mời bạn cùng đến với bài viết sau của iBond bạn nhé!

Trái phiếu được đảm bảo là gì?

Trái phiếu có tài sản đảm bảo là gì?

Tên gọi bằng tiếng Anh của trái phiếu có đảm bảo là Covered Bond. Đây chính là loại trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ; hoặc một phần gốc, lãi khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba. Nó cũng có thể được bảo lãnh thanh toán của tổ chức tài chính; hay tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán. Ngoài ra, các trái phiếu được đảm bảo bởi các bất động sản và tài sản hình thành từ vốn vay cũng rất rủi ro. Nếu không hoàn thành đúng theo kế hoạch đầu tư, giá trị tài sản đảm bảo sẽ bị ảnh hưởng. Thời gian xử lý tài sản đảm bảo kéo dài sẽ ảnh hưởng đến khả năng thu hồi vốn đầu tư của nhà đầu tư. 

XEM THÊM: TRÁI PHIẾU TECHCOMBANK 2021

Tìm hiểu rõ hơn về trái phiếu có tài sản đảm bảo

Có thể nói, trái phiếu đảm bảo thường phổ biến hơn đối với các doanh nghiệp; hoặc chính phủ ít có khả năng trả nợ trong tương lai. Trái phiếu này đang thu hút sự quan tâm của nhiều người thích đầu tư mạo hiểm. Chính vì vậy, loại trái phiếu này cũng được chia thành nhiều dạng khác nhau. Qua đó nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tham gia. Các loại trái phiếu được đảm bảo mà bạn cần nắm rõ bao gồm: trái phiếu thế chấp; chứng chỉ tin cậy thiết bị (ETC) và trái phiếu có bảo đảm của các thành phố.

Tìm hiểu rõ hơn về trái phiếu đảm bảo

Đặc điểm của trái phiếu được đảm bảo bởi tài sản

  • Những nhóm tài sản riêng biệt sẽ là tài sản đảm bảo của trái phiếu. Trái phiếu đó sẽ được đảm bảo mặc dù trong trường hợp tổ chức tài chính mất khả năng chi trả.
  • Tài sản đảm bảo có thể của doanh nghiệp phát hành trái phiếu hoặc tài sản của bên thứ 3.
  • Các tổ chức tài chính, tín dụng có chức năng cung cấp dịch vụ bảo lãnh thanh toán sẽ có nhiệm vụ bảo lãnh thanh toán trái phiếu.

Trái phiếu được đảm bảo bởi những loại tài sản nào?

Có rất nhiều tài sản khác nhau có thể đảm bảo được trái phiếu trên thị trường. Một số tài sản thường được dùng làm tài sản đảm bảo cho trái phiếu mà bạn không thể bỏ qua đó là:

  • Bất động sản
  • Một phần tài sản là bất động sản và một phần là cổ phiếu
  • Cổ phiếu
Trái phiếu được đảm bảo bởi những tài sản nào?

Tỷ lệ tài sản bảo đảm của trái phiếu doanh nghiệp như sau:

  • Bảo đảm bằng bất động sản: 18,6%; 
  • Bảo đảm bằng tài sản: 11%; 
  • Bảo đảm bằng một phần tài sản/bất động sản và một phần là cổ phiếu: 33%; 
  • Bảo đảm bằng cổ phiếu: 9,3%

Ưu, nhược điểm của trái phiếu có tài sản đảm bảo

Là một trong những loại hình đầu tư được biết đến nhiều nên trái phiếu có tài sản đảm bảo cũng sở hữu nhiều ưu, nhược điểm khác nhau. Các ưu, nhược điểm này đều thể hiện rõ và giúp nhà đầu tư nhận thấy được các lợi ích cũng như hạn chế của nó.

Ưu điểm 

  • Rủi ro hạn chế hoặc không đáng kể đối với việc trả nợ gốc.
  • Dòng tiền cho chủ đầu tư sẽ được tạo ra từ thanh toán phiếu giảm giá hoặc thanh toán lãi suất.
  • Mua trái phiếu có bảo đảm được hỗ trợ bởi các dòng doanh thu sẽ tạo ra dòng tiền cho các nhà đầu tư khi các dự án được triển khai hiệu quả.
  • Nhà đầu tư có thể huy động tiền cho ngân hàng; hoặc giao dịch trái phiếu trên thị trường và thu lợi từ các giao dịch thông qua việc cầm cố trái phiếu.
  • Trong nhiều trường hợp nếu các công ty muốn huy động thêm vốn thì bạn có thể sử dụng trái phiếu có bảo đảm.
  • Các công ty có thể giảm tổng chi phí trả nợ hàng tháng bằng cách dàn trải chúng trong một khoảng thời gian dài hơn. 
Ưu điểm của trái phiếu đảm bảo

Nhược điểm 

  • Nhà đầu tư sẽ bị lỗ nếu lãi suất thị trường tăng hơn lãi suất trái phiếu.
  • Nếu trong trường hợp lãi suất trên thị trường tăng nhưng giá trị của trái phiếu giảm mà nhà đầu tư muốn thanh lý trái phiếu thì họ sẽ được trả ít hơn thị trường.
  • Nếu giá trị thị trường của tài sản thế chấp tài sản giảm giá, việc trả nợ gốc bị ảnh hưởng trong trường hợp vỡ nợ. 
  • Lãi suất của trái phiếu này là tốn kém từ góc độ công ty đối với một khoản thế chấp.
Nhược điểm của trái phiếu đảm bảo

Có nên đầu tư vào trái phiếu có tài sản đảm bảo không?

Có nên đầu tư vào trái phiếu đảm bảo hay không là thắc mắc khá lớn của nhà đầu tư. Điều này còn tuỳ thuộc vào nhu cầu cũng như mong muốn của bạn như thế nào. Nhìn chung, trái phiếu có đảm bảo về cơ bản sẽ có độ toàn cao bởi những khoản vay được dùng làm tài sản cơ sở của trái phiếu có đảm bảo sẽ được giữ lại trên bảng cân đối kế toán của nhà phát hành. Để có thể đưa ra được quyết định đúng đắn nhất thì bạn có thể dựa vào các ưu, nhược điểm của nó như thế nào. Từ đó, bạn đưa ra được các nhận định, đánh giá và lựa chọn. 

Có nên đầu tư vào trái phiếu đảm bảo không?

Trái phiếu có tài sản đảm bảo – Kết luận

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn các thông tin liên quan đến trái phiếu có tài sản đảm bảo. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có cái nhìn tổng quan về kênh đầu tư này. Từ đó, bạn có thể đưa ra được các quyết định đầu tư chính xác nhất. Nếu bạn muốn tìm hiểu kỹ hơn về trái phiếu được đảm bảo, bạn có thể tham gia tại sàn giao dịch chứng khoán Techcombank. Để từ đó, bạn được tham gia trực tiếp vào thị trường một cách dễ dàng hơn.

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *