Trái phiếu doanh nghiệp: Ưu điểm và Nhược điểm

Những nhà đầu tư muốn nghiên cứu về các loại chứng khoán có thu nhập cố định chắc chắn không thể bỏ qua trái phiếu doanh nghiệp, đây được mô tả là một khoản đầu tư khá an toàn. Trái phiếu doanh nghiệp có những ưu và nhược điểm riêng mà nhà đầu tư cần nắm.

Tổng quan về trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp được tạo thành từ các chứng khoán nợ mà doanh nghiệp phát hành cho trái chủ (những người cho doanh nghiệp vay tiền thông qua việc sở hữu trái phiếu) để huy động vốn.

Trái phiếu doanh nghiệp được xem là thành phần quan trọng của bất kỳ danh mục đầu tư đa dạng nào.

Trái phiếu doanh nghiệp rất đa dạng, có tính thanh khoản cao và ít biến động hơn so với cổ phiếu, tuy nhiên cũng mang lại lợi nhuận thấp hơn theo thời gian.

Đầu tư trái phiếu cũng mang theo tỉ lệ rủi ro nhất định về lãi suất và tín dụng.

tong-quan-ve-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond
Trái phiếu doanh nghiệp là một chứng khoán nợ do doanh nghiệp phát hành

Ưu điểm của Trái phiếu doanh nghiệp

So với nhiều loại trái phiếu khác, chẳng hạn như trái phiếu chính phủ, thì trái phiếu doanh nghiệp thu hút nhà đầu tư mạnh mẽ nhất ở yếu tố lợi nhuận mà trái phiếu doanh nghiệp có thể mang lại.

Lãi suất mà nhà đầu tư có thể nhận được từ trái phiếu doanh nghiệp khiến loại chứng khoán này trở nên hấp dẫn hơn.

Các ưu điểm của trái phiếu doanh nghiêp:

Ưu điểm về tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp

Thị trường giao dịch mạnh

Nhiều trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết và giao dịch trên thị trường thứ cấp. Nghĩa là các nhà đầu tư có thể mua và bán các chứng khoán này sau khi chúng được phát hành.

Bằng cách đó, các nhà đầu tư có thể thu được lợi nhuận chênh lệch từ việc bán các trái phiếu đã tăng giá hoặc mua trái phiếu sau khi giá giảm.

Ở thị trường mạnh, khoảng cách giữa giá chào bán và chào mua hẹp, giá cả ít biến động và có thể dự đoán được ít nhiều

trai-phieu-doanh-nghiep-co-uu-diem-tinh-thanh-khoan-cao-ibond
Trái phiếu doanh nghiệp được niêm yết và giao dịch trên thị trường thứ cấp

Thị trường giao dịch mỏng

Một số trái phiếu doanh nghiệp có thể có mức chênh lệch lớn giữa giá chào mua và giá chào bán, giá cả giao dịch biến động khó dự báo được.

Những nhà đầu tư tham gia thị trường muốn bán những chứng khoán này cũng nên biết rằng có nhiều biến số có thể ảnh hưởng đến việc giao dịch, như lãi suất hay xếp hạng tín dụng của trái phiếu

Trái phiếu doanh nghiệp có ưu điểm về sự đa dạng

Phân loại theo thời gian đáo hạn

Có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp, chẳng hạn như trái phiếu ngắn hạn có thời gian đáo hạn từ 5 năm trở xuống, trái phiếu trung hạn có thời gian đáo hạn từ 5 đến 12 năm và trái phiếu dài hạn có thời hạn trên 12 năm.

trai-phieu-doanh-nghiep-co-uu-diem-ve-su-da-dang-ibond
Có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp như ngắn hạn, trung hạn và dài hạn

Phân loại theo hình thức trả lãi

Ngoài yếu tố về kỳ hạn, trái phiếu doanh nghiệp còn được phân chia tuỳ theo hình thức trả lãi.

Trái phiếu không có trái tức nghĩa là các nhà đầu tư sở hữu trái phiếu này không được trả lãi định kỳ mà chỉ được thanh toán một lần với một số tiền nhất định ở tại một thời điểm xác định trong tương lai.

Trái phiếu thường (trái phiếu có lãi suất cố định) trả lãi suất định kỳ cho nhà đầu tư đến khi đáo hạn, thường là mỗi năm hoặc nửa năm một lần. Khi đáo hạn, doanh nghiệp sẽ trả lại cho nhà đầu tư số tiền gốc và cả lãi suất

Lãi suất đối với trái phiếu có lãi suất thả nổi (trái phiếu lãi suất điều chỉnh) sẽ dựa trên điểm chuẩn (benchmark), chẳng hạn như: Chỉ số giá tiêu dùng. Các mức thanh toán lãi suất thay đổi cùng với điểm chuẩn. Những trái phiếu này có lãi suất thay đổi vào những thời điểm xác định trước (chu kỳ) và thường được điều chỉnh theo hướng tăng lên.

trai-phieu-doanh-nghiep-phan-chia-hinh-thuc-tra-lai-ibond
Trái phiếu doanh nghiệp còn được phân chia tuỳ theo hình thức trả lãi

Nhược điểm của Trái phiếu Doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp có thể cung cấp một khoản thu nhập khá tin cậy cho các nhà đầu tư. Loại chứng khoán dựa trên các khoản vay, nợ này càng trở nên hấp dẫn hơn sau cuộc khủng hoảng tài chính. Các nhà đầu tư quan tâm đến trái phiếu doanh nghiệp có thể lựa chọn loại trái phiếu phù hợp dựa trên kỳ hạn và hình thức trả lãi. Những trái phiếu doanh nghiệp thường có tính thanh khoản cao.

Tuy nhiên, trái phiếu doanh nghiệp vẫn có một số nhược điểm riêng:

Rủi ro tín dụng

Một rủi ro chính của trái phiếu doanh nghiệp là rủi ro tín dụng.

Nếu doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngừng hoạt động, nhà đầu tư có thể không nhận được các khoản thanh toán lãi suất và cả tiền gốc của mình.

Điều này trái ngược với trái phiếu được phát hành bởi chính phủ bởi vì trái phiếu chính phủ có xếp hạng tín dụng cao và về mặt lý thuyết có thể tăng thuế để thanh toán lãi suất cho trái chủ.

rui-ro-tin-dung-ibond
Một rủi ro chính của trái phiếu doanh nghiệp là rủi ro tín dụng

Rủi ro sự kiện

Một rủi ro đáng chú ý khác là rủi ro sự kiện (những sự kiện ảnh hưởng tiêu cực đến doanh nghiệp, công ty phát hành trái phiếu)
Các doanh nghiệp có thể phải đối mặt với những trường hợp không lường trước được, làm giảm khả năng tạo ra dòng tiền của doanh nghiệp. Việc thanh toán lãi suất và trả nợ gốc đều phụ thuộc vào khả năng tạo ra dòng tiền của nhà phát hành trái phiếu.

Tổng kết về ưu và nhược điểm của trái phiếu doanh nghiệp

Trong lĩnh vực đầu tư tài chính, trái phiếu doanh nghiệp có cả ưu và nhược điểm:

Ưu điểm:

  • Có xu hướng ít rủi ro và ít biến động hơn cổ phiếu.
  • Có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp được phát hành trên thị trường để nhà đầu tư lựa chọn
  • Thị trường trái phiếu doanh nghiệp là một trong những thị trường có tính thanh khoản và năng động nhất trên thế giới.

Nhược điểm:

  • Rủi ro thấp hơn đồng nghĩa với mức lợi tức trung bình thường thấp hơn so với cổ phiếu.
  • Nhiều trái phiếu doanh nghiệp chỉ được giao dịch trên thị trường OTC (hay thị trường phi tập trung).
  • Trái phiếu doanh nghiệp tiềm ẩn những rủi ro về tín dụng (vỡ nợ) cũng như rủi ro sự kiện ảnh hưởng tới dòng tiền
trai-phieu-it-rui-ro-va-it-bien-dong-hon-co-phieu-ibond
Trái phiếu ít rủi ro và ít biến động hơn cổ phiếu

iBond – Giải pháp đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Có thể nói rằng, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là hình thức đầu tư đem lại dòng tiền ổn định và tương đối ít rủi ro hơn so với nhiều loại chứng khoán khác

Trong đó, trái phiếu iBond bao gồm các sản phẩm trái phiếu có xếp hạng tín dụng cao, được phát hành bởi những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, do Techcom Securirties (TCBS) thiết kế sao cho phù hợp với từng mục đích đầu tư của các khách hàng cá nhân

Tham gia trái phiếu iBond để đa dạng hoá danh mục đầu tư cũng như giảm thiểu những rủi ro phi hệ thống mà nhà đầu tư có thể gặp. Việc giao dịch cũng rất dễ dàng và nhanh chóng, nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản TCBS và mua bán trái phiếu hoàn toàn trực tuyến

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:

Tel: 1800.588.826

Mail: cskh@tcbs.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *