Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là gì?

Khi lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp, một trong những điều quan trọng nhất mà nhà đầu tư cần xem xét là rủi ro vỡ nợ liên quan đến doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Để đo lường mức độ rủi ro này, các cơ quan xếp hạng tín dụng lớn đã thẩm định và đưa ra các xếp hạng tín nhiệm cho từng trái phiếu doanh nghiệp. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về xếp hạng tín dụng của trái phiếu

1. Bạn cần biết gì về xếp hạng tín dụng doanh nghiệp?

Xếp hạng tín dụng doanh nghiệp là một đánh giá về mức độ tín nhiệm của một công ty, giúp các nhà đầu tư thấy được khả năng mà doanh nghiệp có trả được nợ hoặc có thanh toán được lãi suất trái phiếu hay không.

Xếp hạng tín nhiệm của doanh nghiệp do các cơ quan xếp hạng đánh giá. Cơ quan hoặc tổ chức xếp hạng tín nhiệm giúp các nhà đầu tư quyết định mức độ rủi ro khi đầu tư vào một lĩnh vực, chứng khoán hoặc trái phiếu cụ thể bằng cách đưa ra các đánh giá độc lập, khách quan về mức độ tín nhiệm của các tổ chức phát hành.

2. Trái phiếu doanh nghiệp là gì?

Các doanh nghiệp phát hành trái phiếu, là một loại chứng khoán nợ, để huy động vốn tư các nhà đầu tư để có thể tài trợ vào các hoạt động trong tương lai dài hạn của công ty. Trái phiếu doanh nghiệp là một công cụ nợ của một doanh nghiệp để bán cho nhà đầu tư và bằng cách đó, các nhà đầu tư sẽ trả trước cho công ty giá trị của trái phiếu, được gọi là số tiền gốc hay mệnh giá trái phiếu.

Đổi lại, doanh nghiệp sẽ trả lãi cho nhà đầu tư (được gọi là lãi suất coupon) trên số tiền gốc của trái phiếu thông qua việc trả lãi định kỳ. Vào ngày đáo hạn của trái phiếu, thường là sau 1 đến 5 năm, tiền gốc được trả lại cho nhà đầu tư.

trai-phieu-doanh-nghiep-la-gi-ibond

3. Rủi ro vỡ nợ của doanh nghiệp là gì?

Trước khi mua trái phiếu doanh nghiệp, bạn cần nắm được mức độ ổn định tài chính của doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Nói cách khác, các nhà đầu tư cần biết liệu công ty này có thể đáp ứng các nghĩa vụ tài chính của mình hay không.

Nếu một công ty không trả lại cho các nhà đầu tư của mình số tiền gốc của trái phiếu, thì công ty đó sẽ bị coi là không trả được nợ hoặc không thanh toán trái phiếu. Rủi ro mà một doanh nghiệp không thể hoàn trả số tiền gốc của trái phiếu cho nhà đầu tư được gọi là rủi ro vỡ nợ.

4. Cơ quan xếp hạng tín dụng cho trái phiếu doanh nghiệp

Trên toàn thế giới, có ba cơ quan xếp hạng lớn đảm nhận viêc xếp hạng tín nhiệm cho trái phiếu, bao gồm: Moody’s, Standard & Poor’s (S&P)Fitch Ratings. Mục đích của mỗi cơ quan này là cung cấp một hệ thống xếp hạng để giúp các nhà đầu tư xác định rủi ro liên quan đến việc đầu tư vào một doanh nghiệp, tổ chức, công cụ đầu tư hoặc thị trường cụ thể.

Xếp hạng có thể được chỉ định cho các chứng khoán nợ ngắn hạn và dài hạn do chính phủ hoặc doanh nghiệp, bao gồm các ngân hàng và công ty bảo hiểm ban hành.

Đối với doanh nghiệp, việc thanh toán nợ trái phiếu bằng nội tệ đôi khi dễ dàng hơn so với việc thanh toán bằng ngoại tệ. Do đó, xếp hạng đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ của một tổ chức bằng cả ngoại tệ và nội tệ.

Xếp hạng tín dụng không đồng nghĩa với việc khuyến nghị các nhà đầu tư nên mua, bán hay nắm giữ. Mà việc xếp hạng chỉ nhằm mục đích đo lường khả năng và mức độ sẵn sàng thanh toán các khoản vay từ trái phiếu của một tổ chức phát hành trái phiếu

co-quan-xep-hang-tin-dung-cho-trai-phieu-ibond

5. Thước đo xếp hạng tín dụng của trái phiếu doanh nghiệp

Xếp hạng của trái phiếu được trải dài theo một thang đo xếp hạng với chất lượng tín dụng cao nhất ở một bên và chất lượng thấp nhất ở đầu kia. Trái phiếu xếp hạng AAA là có chất lượng tín dụng cao nhất, và C hoặc D (tùy thuộc vào cơ quan cấp xếp hạng) là chất lượng thấp nhất hoặc không thể xếp hạng. Trong phạm vi này, có các mức độ khác nhau của mỗi xếp hạng, tùy thuộc vào hệ thống bảng xếp hạng mà đôi khi được biểu thị kèm với dấu cộng hoặc dấu trừ hoặc một chữ số.

Trái phiếu ở cấp đầu tư

Đối với thang đo của S&P, thứ hạng “AAA” biểu thị chất lượng đầu tư cao nhất và có nghĩa là có rủi ro tín dụng rất thấp. “AA” thể hiện chất lượng tín dụng rất cao; “A” có nghĩa là chất lượng tín dụng cao và “BBB” là chất lượng tín dụng đạt yêu cầu.

Các xếp hạng này được gọi là trái phiếu ở cấp độ đầu tư, nghĩa là trái phiếu được xếp hạng có mức chất lượng đủ cao để hầu hết các nhà đầu tư có thể thực hiện đầu tư vào các trái phiếu này. BBB là xếp hạng thấp nhất của các trái phiếu ở cấp đầu tư

Trái phiếu dưới mức đầu tư

Các xếp hạng dưới “BBB” được coi là trái phiếu cấp đầu cơ hoặc trái phiếu rác. Tương tự, trong thang xếp hạng của Moody’s, “Ba” sẽ là xếp hạng của các trái phiếu rác. Một số nhà đầu tư sẽ không hoặc không thể đầu tư vào trái phiếu được xếp hạng là “rác”

thuoc-do-xep-hang-cua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

6. Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcombank có chất lượng như thế nào?

Trái phiếu doanh nghiệp iBond là sản phẩm đầu tư tài chính được thiết kế bởi Công ty chứng khoán Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank. Đây là một trong những sản phẩm đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao, được giao dịch rộng rãi trên toàn quốc và ngày càng được nhiều người quan tâm

iBond bao gồm trái phiếu của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam, có chất lượng tín dụng cao, được TCBS thẩm định và tin tưởng. So với các trái phiếu và các chứng khoán có thu nhập cố định khác có cùng kỳ hạn, thì trái phiếu doanh nghiệp iBond có thể mang lại lãi suất cao hơn, với lãi suất đạt 10%/năm

Khi mua trái phiếu iBond, khách hàng có thể chọn thêm các gói thanh khoản khi đáo kỳ hạn (Pro, Prix) hoặc sử dụng dịch vụ iConnect để dễ dàng bán lại mà vẫn duy trì lợi tức đầu tư tốt. Để bắt đầu đặt mua iBond, bạn cần mở tài khoản chứng khoán TCBS tại website: https://iwp.tcbs.com.vn/105C730690 hoặc có thể tham khảo hướng dẫn tại đây.

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *