Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp là lãi suất, lạm phát, đường cong lợi suất và tăng trưởng kinh tế. Lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cũng bị ảnh hưởng bởi các chỉ số của chính doanh nghiệp đó, như xếp hạng tín dụng và lĩnh vực kinh doanh. Tất cả các yếu tố này đều ảnh hưởng đến lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp và tác động lẫn nhau.
Việc định giá lợi tức trái phiếu doanh nghiệp là một quá trình nhiều biến động và luôn có những áp lực cạnh tranh.
Contents
Tổng quan về lợi tức trái phiếu doanh nghiệp
Lợi tức trái phiếu doanh nghiêp cho thấy mức độ rủi ro tương đối của tổ chức phát hành nhưng đồng thời cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô.
Tăng trưởng kinh tế và ít lạm phát là những yếu tố có lợi cho doanh nghiệp, vì vậy chúng có tác động làm giảm lợi tức trái phiếu.
Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến lợi tức của trái phiếu doanh nghiệp
Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế, thường được đo lường bằng việc tăng trưởng GDP, là lợi thế đối với các doanh nghiệp vì nó dẫn đến tăng doanh thu và lợi nhuận cho các công ty, tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc vay vốn, giảm thiểu rủi ro vỡ nợ và mức lợi tức mà doanh nghiệp phải trả cho nhà đầu tư sẽ thấp hơn.
Tuy nhiên, việc tăng trưởng kinh tế kéo dài có thể dẫn đến rủi ro lạm phát cao và áp lực tăng lương. Tăng trưởng kinh tế dẫn đến tăng cạnh tranh về lao động và giảm khả năng dư thừa.
Lạm phát
Lạm phát tăng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tỷ suất lợi nhuận, khiến mức lợi tức kì vọng tăng lên đồng thời giá trái phiếu có nguy cơ bị giảm xuống.
Lạm phát cũng làm tăng giá đầu vào (nguyên liệu, con người) trong nền kinh tế nói chung và khi mọi thứ trở nên đắt đỏ hơn thì áp lực chi trả tăng lên, do đó rủi ro tín dụng cao hơn nên làm tăng tỷ suất lợi nhuận của trái phiếu.
Lãi suất ngân hàng
Rủi ro về lạm phát cũng khiến các ngân hàng trung ương tăng lãi suất mục tiêu. Khi tỷ lệ lợi tức phi rủi ro tăng lên, lợi tức trái phiếu doanh nghiệp cũng phải tăng để bù đắp. Lợi tức cao hơn làm tăng chi phí, tạo ra nguy cơ tổn thất nhiều hơn nếu gặp phải những khó khăn kinh tế.
Do đó, lợi suất có thể tăng vọt khi chi phí đầu vào tăng lên nếu nền kinh tế rơi vào suy thoái và doanh thu giảm; dẫn đến khả năng vỡ nợ cũng tăng theo.
Ngược lại, khi những vấn đề ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế bắt đầu giảm thiểu rủi ro lạm phát, ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm lãi suất, dẫn đến giảm lợi suất trái phiếu doanh nghiệp. Tỷ lệ lợi tức phi rủi ro giảm khiến cho tất cả các phương tiện đầu tư sinh lời trở nên hấp dẫn hơn.
Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng (hay còn gọi là rủi ro vỡ nợ) là một đặc điểm riêng biệt của mỗi doanh nghiệp. Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng trả nợ và nghĩa vụ của một doanh nghiệp.
Xếp hạng tín dụng được công bố bởi các cơ quan có thẩm quyền nhằm giúp mọi người nắm bắt và phân loại rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, phần lớn các nhà đầu tư khi lựa chọn trái phiếu doanh nghiệp thường sẽ tham khảo bảng xếp hạng tín dụng này kết hợp với khả năng phân tích tín dụng của cá nhân.
Nhiều công cụ có thể được sử dụng để phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng, nhưng hai loại thước đo được sử dụng lâu năm nhất là tỷ lệ thanh toán lãi vay (cho biết khả năng chi trả lãi của doanh nghiệp) và tỷ suất vốn hóa.
Các tổ chức phát hành có rủi ro tín dụng cao hơn sẽ có trái phiếu doanh nghiệp với lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro.
Một số lưu ý về lợi tức trái phiếu doanh nghiệp
Yếu tố chính làm tăng mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp là tăng trưởng kinh tế do tăng năng suất, điều này không gây ra lạm phát.
Ngược lại, khi nền kinh tế bị suy yếu với rủi ro lạm phát cao sẽ dẫn đến lãi suất kì vọng của trái phiếu tăng lên và trái phiếu có khả năng bị rớt giá.
Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp với các sản phẩm của iBond
iBond là sản phẩm trái phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, được Techcom Securities (TCBS) thiết kế phù hợp với các khách hàng cá nhân có nhu cầu đầu tư trái phiếu với mức lợi tức ổn định cũng như cơ cấu thanh khoản linh hoạt
Với những sản phẩm đa dạng, tuỳ vào mục địch đầu tư dài hạn hay ngắn hạn mà khách hàng có thể lựa chọn những mã trái phiếu phù hợp với danh mục đầu tư của mình
Nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản TCBS là có thể giao dịch trái phiếu iBond trực tuyến cực đơn giản và dễ dàng
Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:
Tel: 1800.588.826
Mail: cskh@tcbs.com.vn