Yếu tố nào làm cho lợi suất và giá trái phiếu doanh nghiệp thay đổi?

Cung và cầu là những yếu tố cơ bản quyết định giá trái phiếu cũng như nhiều sản phẩm đầu tư khác. Do có sự thay đổi về giá nên lợi suất của trái phiếu, là tỷ số giữa số tiền lãi suất coupon hàng năm so với giá thị trường, cũng sẽ thay đổi theo. Là một nhà đầu tư trái phiếu doanh nghiệp, cho dù là nhà đầu tư mới hay lâu năm, thì việc hiểu được các yếu tố có thể ảnh hưởng đến lợi nhuận cuối cùng là điều cần thiết

Giá trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất có mối quan hệ như thế nào?

Như đã nói ở trên, mức cung và cầu có khả năng làm thay đổi giá của trái phiếu doanh nghiệp. Sự thay đổi này khiến giá trị thị trường của trái phiếu có sự chênh lệch so với mệnh giá (là số tiền mua trái phiếu trên thị trường sơ cấp). Cụ thể, giá trái phiếu doanh nghiệp tăng khi cầu vượt cung và giảm khi cung không đủ cầu.

Lợi suất trái phiếu doanh nghiệp có mối quan hệ nghịch đảo với giá trái phiếu, cụ thể: lợi suất trái phiếu doanh nghiệp tăng khi giá của nó giảm và giảm khi giá tăng

gia-trai-phieu-doanh-nghiep-va-lai-suat-thi-truong-co-moi-quan-he-nhu-the-nao-ibond

Các yếu tố ảnh hưởng đến giá và lợi suất trái phiếu

Các yếu tố ảnh hưởng đến động thái cung cầu của trái phiếu doanh nghiệp bao gồm xu hướng của lãi suất, chất lượng tín nhiệm của các doanh nghiệp phát hành trái phiếu và sự biến động của thị trường chứng khoán

Lãi suất thị trường

Giá trái phiếu tăng khi lãi suất thị trường giảm vì lúc này nhu cầu của nhà đầu tư đối với các trái phiếu cũ, cung cấp mức lãi suất coupon cao hơn so với các trái phiếu mới phát hành, sẽ tăng lên.

Ngược lại, giá trái phiếu giảm khi lãi suất tăng do nhu cầu đối với các trái phiếu cũ, cung cấp mức lãi suất coupon thấp hơn so với các trái phiếu mới phát hành, sẽ giảm xuống.

Thị trường trái phiếu thường dự đoán những thay đổi về lãi suất. Trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn dài hơn thường nhạy cảm hơn với lãi suất, vì có nhiều thời gian hơn cho những biến động trước khi đáo hạn.

rui-ro-lai-suat-cua-trai-phieu-ibond

Chất lượng tín dụng của doanh nghiệp phát hành trái phiếu

Chất lượng tín dụng của doanh nghiệp phát hành ảnh hưởng đến nhu cầu của nhà đầu tư đối với trái phiếu của doanh nghiệp đó. Khác với trái phiếu kho bạc – loại chứng khoán được coi là khoản đầu tư không có rủi ro – thì trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành thường có rủi ro cao hơn vì các doanh nghiệp này có thể gặp khó khăn về tài chính và không trả được lãi suất cũng như mệnh giá trái phiếu cho nhà đầu tư.

Các cơ quan xếp hạng, chẳng hạn như Moody’s và Standard & Poor’s, ấn định điểm cho mỗi trái phiếu dựa trên đánh giá độc lập của họ về chất lượng tín dụng của các nhà phát hành trái phiếu. Trái phiếu được xếp hạng thấp thường phải trả lãi suất cao hơn để bù đắp rủi ro cao hơn cho các nhà đầu tư.

Sự biến động của thị trường chứng khoán

Các nhà đầu tư thường thêm trái phiếu vào danh mục đầu tư để đa dạng hoá nguồn thu nhập và giảm thiểu rủi ro.

Khác với cổ phiếu, giá trái phiếu thường được hưởng lợi khi thị trường chứng khoán có bất ổn và biến động bất thường, chẳng hạn như trong cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Các nhà đầu tư trong thời gian thị trường biến động thường chuyển một số khoản đầu tư của mình sang các tài sản có rủi ro thấp hơn, ví dụ như trái phiếu doanh nghiệp, để ngăn danh mục đầu tư khỏi những tổn thất đáng kể trên thị trường chứng khoán.

Nhu cầu cao hơn dẫn đến giá trái phiếu cao hơn và lợi suất thấp hơn. Ngược lại, khi thị trường tài chính ổn định, giá trái phiếu có thể giảm do các nhà đầu tư có xu hướng chuyển tiền ra khỏi trái phiếu và tập trung nhiều hơn vào cổ phiếu.

su-bien-dong-cua-thi-truong-chung-khoan-ibond

Đầu tư ổn định hơn với trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao iBond của Techcombank

Nhìn chung, so với đầu tư cổ phiếu thì trái phiếu là sản phẩm đầu tư ít rủi ro hơn. Trong đó, rủi ro lãi suất và những biến động của thị trường có xu hướng ảnh hưởng đến tất cả các trái phiếu, kể cả trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, nhà đầu tư có thể hạn chế rủi ro vỡ nợ xảy ra khi lựa chọn các trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt và đem lại tiềm năng lợi nhuận ổn định

Chẳng hạn như sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS) được thiết kế bao gồm các trái phiếu của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam – là đối tác tin cậy của Techcombank. Do đó, iBond có thể mang lại thu nhập tương đối ổn định, ít rủi ro, nhiều lựa chọn đa dạng và dễ giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Khi đầu tư iBond, bạn có cơ hội tăng trưởng vốn gốc với lãi suất coupon cao lên đến 10%/năm. Tuỳ theo mục đích đầu tư và thời hạn mong muốn mà bạn có thể lựa chọn giữa sản phẩm iBond Pro bao gồm các trái phiếu ngắn hạn (thường đáo hạn dưới 1 năm) và sản phẩm iBond Prix bao gồm các trái phiếu có thời gian đáo hạn trên 2 năm. Thời gian đáo hạn càng dài thì lãi suất tiềm năng càng cao.

Đối với những nhà đầu tư mới, bạn cần mở tài khoản chứng khoán TCBS để bắt đầu đặt lệnh mua trái phiếu iBond của Techcombank. Hướng dẫn nhà đầu tư mở tài khoản tại đây

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *