Giá trái phiếu doanh nghiệp và lãi suất thị trường có mối quan hệ như thế nào?

Khi mua trái phiếu doanh nghiệp, có nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến sự tăng hoặc giảm giá trị của trái phiếu, lãi suất thị trường là một trong những nguyên nhân chính. Vì vậy, nhà đầu tư nên chú ý đến các yếu tố kinh tế có thể ảnh hưởng đến sự thay đổi của lãi suất thị trường.

1. Giá trái phiếu doanh nghiệp và lợi suất của chúng

Giá của trái phiếu có mối liên quan như thế nào đến lãi suất thực của chúng? Biết được điều này sẽ là chìa khóa để giúp các nhà đầu tư nhận thấy được lãi suất thị trường ảnh hưởng như thế nào đến giá trái phiếu doanh nghiệp.

Lãi suất coupon của trái phiếu là gì?

Khi mua trái phiếu, thông thường nhà đầu tư sẽ được trả một số tiền lãi định kỳ hàng năm, được gọi là lãi suất coupon cố định. Tính lãi suất coupon của một trái phiếu bằng cách chia mệnh giá của trái phiếu cho số tiền lãi mà bạn được trả.

Ví dụ: nếu bạn mua một trái phiếu doanh nghiệp với mệnh giá 100.000 VNĐ và nhận được 6.000 VNĐ tiền lãi mỗi năm thì lãi suất coupon của trái phiếu này sẽ là:

(6.000 : 100.000) x 100 = 6%

Mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lợi suất

Giá mà bạn mua trái phiếu trên thị trường thứ cấp thường sẽ chênh lệch so với mệnh giá trái phiếu được chào bán lần đầu ra công chúng (thị trường sơ cấp) và điều này làm thay đổi lãi suất thực tế hoặc lợi suất mà bạn nhân được.

Ví dụ: Nếu bạn trả 90.000 VNĐ cho một trái phiếu có mệnh giá là 100.000 VNĐ với lãi suất coupon 6%/năm, tức là bạn vẫn nhận được 6.000 VNĐ tiền lãi mỗi năm thì khi đó mức lợi suất sẽ là:

(6.000 : 90.000) x 100 = 6,67%

Ngược lại, nếu bạn phải trả 110.000 VNĐ để mua trái phiếu có mệnh giá 100.000 VNĐ với mức lãi suất như trên thì mức lợi suất sẽ là:

(6.000 : 110.000) x 100 = 5,45%

Do đó, có thể đưa ra kết luận mối quan hệ giữa giá trái phiếu và lợi suất của chúng là: Khi giá trái phiếu giảm, lợi suất của chúng sẽ tăng và ngược lại.

moi-quan-he-giua-gia-trai-phieu-lai-suat-va-loi-tuc-la-gi-ibond

2. Lãi suất thị trường và giá trái phiếu doanh nghiệp

Giả sử lãi suất trong nền kinh tế tăng trưởng. Trái phiếu mới phát hành trả lãi suất cao hơn sẽ là một khoản đầu tư tốt hơn đối với các nhà đầu tư so với trái phiếu đang hiện hành. Lúc này, nhu cầu chuyển từ trái phiếu hiện có sang trái phiếu mới phát hành tăng lên, do đó giá của trái phiếu hiện có sẽ giảm.

Ngược lại, nếu lãi suất thị trường giảm, trái phiếu hiện tại có lợi suất cao hơn so với các trái phiếu mới phát hành, thì nhu cầu của nhà đầu tư đối với trái phiếu hiện tại tăng, thì giá trái phiếu sẽ tăng.

Do đó, có mối quan hệ nghịch đảo giữa lãi suất thị trường và giá trái phiếu doanh nghiệp. Khi lãi suất tăng, giá trái phiếu giảm. Khi lãi suất giảm thì giá trái phiếu sẽ tăng lên.

3. Cung ứng tiền tệ ảnh hưởng như thế nào đến giá trái phiếu doanh nghiệp?

Trái phiếu là một loại chứng khoán nợ. Trong đó, người phát hành là người đi vay còn người sở hữu trái phiếu là người cho vay (hay còn gọi là trái chủ). Trong lĩnh vực tài chính, lãi suất trái phiếu sẽ là giá của khoản tiền đã vay.

Khi nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu về lượng tiền cung ứng ngày càng cao và lãi suất có xu hướng leo thang. Lãi suất cao hơn sẽ đẩy giá trái phiếu doanh nghiệp xuống. Việc giảm cung ứng tiền tệ cũng sẽ đẩy lãi suất tăng và khiến giá trái phiếu giảm.

Điều ngược lại xảy ra nếu nền kinh tế tăng trưởng chậm lại hoặc tăng lượng cung ứng tiền tề. Lúc này, cung lớn hơn cầu về vốn sẵn có, đẩy lãi suất giảm xuống và giá trái phiếu doanh nghiệp tăng.

cung-ung-tien-te-anh-huong-nhu-the-nao-den-gia-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

4. Ảnh hưởng của lạm phát

Lạm phát gia tăng có xu hướng dẫn đến lãi suất cao hơn và giá trái phiếu thấp hơn. Nhiều nhà nhà đầu tư lo ngại rằng lạm phát cao sẽ gây ra mất mát số vốn ban đầu khi mua trái phiếu doanh nghiệp. Có nghĩa là, khi trái phiếu đến ngày đáo hạn và được thanh toán mệnh giá, lúc này số tiền mà nhà đầu tư nhận lại sẽ không đáng giá bằng số vốn đã bỏ ra để mua trái phiếu.

Để thu hút các nhà đầu tư, nhiều doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải đưa ra mức lãi suất cao hơn. Lãi suất cao hơn bù đắp rủi ro lạm phát làm hao mòn giá trị của tiền đầu tư; lãi suất tăng dẫn đến giá trái phiếu doanh nghiệp giảm.

5. Lãi suất và giá của trái phiếu doanh nghiệp iBond Techcombank

Giá của trái phiếu có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố và làm cho khoản đầu tư của bạn không đem lại lợi nhuận như mong muốn. Để hạn chế tối đa các rủi ro có thể xảy ra, nhà đầu tư sẽ muốn lựa chọn các trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt của những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam như Trái phiếu iBond của Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank

mua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond-cua-techcombank-nhu-the-nao

Tuỳ theo mục tiêu đầu tư tài chính cá nhân và khoảng thời gian đầu tư mà bạn mong muốn để lựa chọn các mã trái phiếu của iBond. Các sản phẩm chính của iBond bao gồm:

iBond Pro với lãi suất ưu đãi lên tới 8,2%/năm cho kỳ hạn đến 1 năm, hấp dẫn hơn so với nhiều kênh đầu tư ngắn hạn khác

iBond Prix giúp tăng trưởng vốn gốc và tạo dòng thu nhập ổn định với lãi suất cao lên đến 10%/năm khi nắm giữ trái phiếu đến đáo hạn (trên 1 năm)

Trái phiếu iBond có hỗ trợ khách hàng mua và bán trái phiếu dễ dàng thông qua dịch vụ môi giới. Tính đến nay đã có hơn 1.300 tỷ đồng trái phiếu iBond được giao dịch thành công thông qua môi giới. Giao dịch iBond hoàn toàn trực tuyến với tài khoản TCBS cá nhân, bạn có thể xem hướng dẫn mở tài khoản và đặt lệnh mua trái phiếu tại đây

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *