Sơ lược về trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư bằng cách tạo ra nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro. Bài viết này sơ lược những đặc điểm cơ bản nhất của trái phiếu doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần biết trước khi thêm vào danh mục đầu tư của mình

Khái niệm cơ bản của trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu doanh nghiệp là công cụ vay nợ do các doanh nghiệp phát hành để huy động vốn và tiền mặt. Các nhà đầu tư cho tổ chức phát hành trái phiếu vay tiền để đổi lấy việc trả lãi định kỳ và trả gốc khi trái phiếu đáo hạn.

Không giống như cổ phiếu, người mua trái phiếu (trái chủ) không có quyền sở hữu cổ phần của doanh nghiệp. Ở Việt Nam, trái phiếu doanh nghiệp thường được phát hành với mệnh giá 100.000 VNĐ.

khai-niem-co-ban-cua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Sơ lược về lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp

Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp thường cung cấp lãi suất cao hơn so với nhiều loại chứng khoản có thu nhập cố định khác (như trái phiếu chính phủ hoặc chứng chỉ tiền gửi), đồng thời cũng đi kèm với nhiều rủi ro hơn

Tuy nhiên, mỗi loại trái phiếu doanh nghiệp sẽ có mức lãi suất và rủi ro khác nhau, phù hợp với phạm vị chịu đựng rủi ro của nhiều nhà đầu tư.

lai-suat-cua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng

Các trái phiếu doanh nghiệp được đánh giá bởi các cơ quan xếp hạng tín dụng như Moody’s hoặc Standard & Poor’s. Xếp hạng tín dụng phản ánh sơ lược về mức độ tín nhiệm của doanh nghiệp phát hành trái phiếu cũng như khả năng thanh toán nợ gốc và lãi suất kịp thời cho nhà đầu tư.

Các cơ quan xếp hạng chủ yếu dựa vào điều kiện tài chính và lịch sử tín dụng của tổ chức phát hành.

Trái phiếu doanh nghiệp được xếp hạng “Baa3” hoặc “BBB–“ trở lên được xem là trái phiếu ở cấp độ đầu tư. Ngược lại, các trái phiếu được đánh giá thấp hơn “Baa3” hoặc “BBB–“ là những trái phiếu ở dưới cấp độ đầu tư hay còn gọi là trái phiếu “rác”

Các tổ chức xếp hạng chỉ phản ánh ý kiến của họ về điều kiện tài chính của tổ chức phát hành và rủi ro tín dụng tương đối, chứ không phải đảm bảo về chất lượng tín dụng hoặc rủi ro tín dụng trong tương lai. Điều này có nghĩa là xếp hạng trái phiếu có thể thay đổi bất cứ lúc nào.

trai-phieu-doanh-nghiep-duoc-xep-hang-tin-dung-ibond

Bản cáo bạch

Các doanh nghiệp sẽ tiết lộ thông tin về các đợt phát hành trái phiếu và chi tiết về tình trạng tài chính của mình trong một bản cáo bạch nộp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.

Phân loại sơ lược trái phiếu doanh nghiệp

Trái phiếu có lãi suất cố định

Là loại trái phiếu được phát hành với lãi suất không thay đổi trong suốt thời hạn của trái phiếu.

Trái phiếu có lãi suất thả nổi

Loại trái phiếu này có lãi suất thay đổi và được điều chỉnh định kỳ trong suốt thời hạn của trái phiếu. Việc điều chỉnh dựa trên một công thức xác định trước hoặc một chỉ số định chuẩn (Benchmark).

Trái phiếu không trái tức (không có lãi suất coupon)

Đây là trái phiếu không trả lãi định kỳ. Nhà đầu tư được mua trái phiếu này với giá chiết khấu và được đổi thành toàn bộ mệnh giá khi đáo hạn. Tuy nhiên, nhà đầu tư vẫn phải trả thuế thu nhập đối với tiền lãi được tích lũy hàng năm khi sở hữu trái phiếu không trái tức mặc dù không nhận được khoản thanh toán lãi suất nào.

Trái phiếu chuyển đổi

Là các trái phiếu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Việc này sẽ dựa theo các điều khoản nhất định được nêu trong hợp đồng chứng khoán.

Trái phiếu có lợi suất cao

Các trái phiếu được xếp hạng ở dưới mức đầu tư. Loại trái phiếu này thường có mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt. Nghĩa là nhà đầu tư có thể phải chịu sự biến động giá và rủi ro thanh khoản lớn hơn so với loại trái phiếu ở điểm đầu tư.

Trong trường hợp tổ chức phát hành vỡ nơ, nhà đầu tư có thể không thu hồi được khoản đầu tư ban đầu hoặc không nhận được bất kỳ khoản thanh toán lãi suất nào.

phan-loai-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Sơ lược về tính thanh khoản của trái phiếu doanh nghiệp

Nếu muốn bán trái phiếu doanh nghiệp trước khi đáo hạn, nhà đầu tư có thể thông qua các nhà môi giới để giao dịch trên thị trường chứng khoán phi tập trung hoặc trên thị trường thứ cấp.

Tính thanh khoản của trái phiếu sẽ khác nhau tùy thuộc vào từng loại trái phiếu, xếp hạng tín dụng, quy mô và các điều kiện thị trường khác.

so-luoc-ve-tinh-thanh-khoan-cua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Sơ lược về các loại trái phiếu doanh nghiệp iBond

iBond là sản phẩm trái phiếu doanh nghiệp được thiết kể bởi Techcom Securities (TCBS). Các trái phiếu của iBond được phát hành bởi những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam – là đối tác tin cậy của Techcombank

Trái phiếu iBond bao gồm 3 sản phẩm đầu tư chính sau:

Sản phẩm đầu tư tích luỹ bền vững: dành cho nhà đầu tư mua và nắm giữ trái phiếu đến khi đáo hạn. Sản phẩm này có mức lãi suất cao nhất nhưng tính thanh khoản lại thấp nhất. Khi nhà đầu tư muốn bán lại trước hạn thì phải tự tìm người mua và thực hiện giao dịch offline tại quầy giao dịch

Sản phẩm đầu tư theo dòng tiền định sẵn (iBond Pro): sản phẩm này tương tự như gửi tiết kiệm ngân hàng. Thời gian đầu tư khoảng từ 3 – 12 tháng. Với sản phẩm này, TCBS cam kết sẽ môi giới bán thành công cho khách hàng theo đúng kì hạn mua.

Sản phẩm đầu tư linh hoạt (iBond Prix): với sản phẩm này, nhà đầu tư có thể mua bán bất kỳ lúc nào trên chợ giao dịch trái phiếu iconnect của TCBS. Nền tảng này thu hút rất nhiều nhà đầu tư giao dịch mua bán bởi vì TCBS đang chiếm tới 80% thị phần môi giới trên thị trường. Trái phiếu này không được cam kết mua lại của TCBS.

Để truy cập vào các sản phẩm của iBond cũng như đặt lệnh mua trái phiếu nhà đầu tư cần có tài khoản Techcom Securities (TCBS). Hướng dẫn mở tài khoản online cực dễ dàng và nhanh chóng tại đây

mo-tai-khoan-truc-tiep-tai-van-phong-techcom-securities

Đánh giá post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *