Xác định rủi ro của các loại trái phiếu doanh nghiệp

Trước khi mua trái phiếu doanh nghiệp, một trong những việc đầu tiên mà nhà đầu tư cần làm là xác định được mức độ rủi ro của chúng. Chúng ta sẽ xem xét cụ thể về hai loại trái phiếu doanh nghiệp chính với các mức độ rủi ro khác nhau bao gồm: trái phiếu ở cấp độ đầu tư và trái phiếu lãi suất cao

1. Sự khác nhau giữa các loại trái phiếu doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần biết

Các trái phiếu doanh nghiệp ở cấp đầu tư có xu hướng ít rủi ro hơn những trái phiếu ở dưới mức đầu tư (hay còn gọi là trái phiếu lãi suất cao) nhưng cũng thường mang lại lợi nhuận thấp hơn.

Ngược lại, trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao thường mang lại lợi nhuận cao hơn, nhưng có nhiều rủi ro hơn, bởi vì chúng được phát hành bởi các tổ chức có khả năng vỡ nợ cao hơn. Do đó, các tổ chức này thường trả mức lãi suất coupon cao hơn để bù đắp cho những rủi ro liên quan đến nguy cơ vỡ nợ.

Loại trái phiếu ở cấp đầu tư thường được phát hành bởi những doanh nghiệp lớn, trong khí đó, các trái phiếu lãi suất cao thường được phát hành bởi những công ty nhỏ hoặc mới nổi.

Bạn nên mua loại trái phiếu doanh nghiệp nào?

Các loại trái phiếu doanh nghiệp khác nhau sẽ phù hợp với những mục tiêu đầu tư tài chính khác nhau. Nếu bạn là một nhà đầu tư ưa mạo hiểm, có thời gian đầu tư dài để thu hồi các khoản lỗ vốn, thì có thể thêm trái phiếu lãi suất cao vào danh mục đầu tư để đạt được tiềm năng lợi nhuận cao hơn. Ngược lại, những trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt, ở cấp đầu tư, có thể được ưu ái bởi những nhà đầu tư thận trọng hơn và mong muốn bảo toàn vốn.

trai-phieu-co-chat-luong-tin-dung-tot-ibond

2. Làm thế nào để đánh giá rủi ro của các loại trái phiếu doanh nghiệp?

Một tin vui dành cho các nhà đầu tư, đặc biệt những nhà đầu tư mới, là việc đánh giá sơ bộ rủi ro của một trái phiếu doanh nghiệp tương đối đơn giản, với nhiều nghiên cứu chi tiết được thực hiện bởi các tổ chức xếp hạng tín dụng.

3 tổ chức xếp hạng tín dụng quan trọng nhất trên thị trường là Standard & Poor’s (S&P), Moody’s và Fitch. Đây là các tổ chức chuyên thẩm định trái phiếu doanh nghiệp để đưa ra các đánh giá và chia trái phiếu thành hai loại, dựa trên mức độ rủi ro, bao gồm: trái phiếu cấp đầu tư và trái phiếu dưới mức đầu tư (trái phiếu lãi suất cao).

Ví dụ: hệ thống phân loại của S&P sẽ ấn định các xếp hạng tín dụng trái phiếu khác nhau, dựa trên mức độ rủi ro đi kèm với khả năng hoàn trả vốn. Chúng được gắn với một đến ba chữ cái như ‘AAA’, ‘BB’ hoặc ‘C’

Ranh giới phân chia là từ các trái phiếu có xếp hạng tín dụng tối thiểu là ‘BBB -‘ được phân loại là trái phiếu doanh nghiệp cấp đầu tư, trong khi những trái phiếu dưới mức ‘BBB–’ được coi là trái phiếu lãi suất cao (hay trái phiếu rác).

danh-gia-rui-ro-cua-cac-loai-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Xếp hạng tín dụng của trái phiếu cũng có thể được nâng cấp hoặc hạ cấp theo thời gian. Do đó, trái phiếu đã từng ở cấp độ đầu tư có thể trở thành trái phiếu rác và ngược lại.

3. Nền kinh tế tác động đến các loại trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Trái phiếu doanh nghiệp ở cấp đầu tư có xu hướng được ưa chuộng hơn khi điều kiện kinh tế xấu đi bởi vì các nhà đầu tư thường muốn bảo tồn vốn. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế tăng trưởng, nhu cầu đối với trái phiếu doanh nghiệp lãi suất cao sẽ tăng lên, tạo cơ hội để tìm kiếm nguồn thu nhập cao hơn cho nhà đầu tư.

4. Ảnh hưởng của lãi suất và thời gian đáo hạn đến trái phiếu

Thời gian đáo hạn, thường được tính bằng năm, là khoảng thời gian mà nhà đầu tư trái phiếu nhận được các khoản thanh toán lãi suất coupon và số tiền gốc khi trái phiếu đáo hạn. Trái phiếu có thời hạn càng dài thì càng nhạy cảm hơn với những thay đổi của lãi suất thị trường so với trái phiếu có thời hạn ngắn hơn.

Trái phiếu ở cấp đầu tư thường có thời hạn dài hơn, bởi vì phần lớn tổng thu nhập mà nhà đầu tư nhận được là thông qua việc trả nợ gốc khi đáo hạn. Với trái phiếu lãi suất cao, thời gian đáo hạn của chúng thường ngắn hơn. Do đó, khi lãi suất tăng, chúng có xu hướng ít bị ảnh hưởng hơn so với trái phiếu cấp đầu tư. Tuy nhiên, khi lãi suất giảm, giá của trái phiếu lãi cao có thể sẽ tăng ít hơn giá của trái phiếu cấp đầu tư.

rui-ro-lai-suat-ibond

5. Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcombank có rủi ro hay không?

Tất cả các sản phẩm đầu tư tài chính đều có rủi ro nhất định, trái phiếu doanh nghiệp cũng vậy. Việc chọn mua loại trái phiếu doanh nghiệp nào phụ thuộc vào mục tiêu đầu tư, ngân sách tài chính và khả năng chấp nhận các loại rủi ro của mỗi người.

Sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS) thuộc ngân hàng Techcombank, có mức độ rủi ro tương đối thấp vì bao gồm các trái phiếu có chất lượng tín dụng tốt của những tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam

Với mức độ rủi ro có thể chấp nhận được và mức lãi suất lên đến 10%/năm là những lý do khiến cho iBond ngày càng được nhiều người quan tâm và tham gia đầu tư. Tính tới năm 2020, đã có hơn 90.000 tỷ VNĐ khối lượng iBond được khách hàng mua.

Nếu bạn là một nhà đầu tư đang muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhận lãi suất ổn định và cơ cấu thanh khoản linh hoạt thì iBond là sự lựa chọn đáng xem xét. Nhà đầu tư giao dịch iBond hoàn toàn trực tuyến qua tài khoán chứng khoán TCBS cá nhân hoặc qua ứng dụng TCinvest. Hướng dẫn mở tài khoản chứng khoản và đặt lệnh mua trái phiếu tại đây

san-pham-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *