4 điều nhà đầu tư cần biết về xếp hạng tín nhiệm trái phiếu

Một thách thức đối với các nhà đầu tư trái phiếu là mức độ tín nhiệm của đơn vị phát hành không phải lúc nào cũng dễ xác định. Mức độ tín nhiệm cũng liên tục được đánh giá lại dẫn đến những thay đổi về giá và lợi suất của trái phiếu. Do đó, xếp hạng tín nhiệm ra đời như một công cụ giúp cho các nhà đầu tư dễ dàng hơn trong việc đánh giá trái phiếu.

1. Xếp hạng tín nhiệm là một cơ sở để đánh giá rủi ro của trái phiếu

Việc xếp hạng mức độ tín nhiệm của một Công ty, Chính phủ hoặc Thành phố khá phức tạp. Đó là lý do ra đời của các cơ quan xếp hạng tín dụng; những người có kiến thức chuyên môn, đồng thời chịu trách nhiệm xem xét rủi ro tín dụng của đơn vị phát hành trái phiếu cách độc lập, kỹ lưỡng và minh bạch. Các công ty này đi sâu vào việc đánh giá khả năng mà các tổ chức phát hành trái phiếu đáp ứng được các nghĩa vụ thanh toán một cách đầy đủ và đúng hạn.

Mặc dù xếp hạng dùng để đo lường độ tin cậy của tổ chức phát hành và rủi ro vỡ nợ tương đối, nhưng chúng không có nghĩa là đảm bảo; Các sự kiện không lường trước được, từ thiên tai đến rủi ro pháp lý, có thể làm suy yếu tình hình tài chính của tổ chức phát hành. Và điều quan trọng cần nhớ rằng, các đánh giá về mức độ tín nhiệm của cơ quan xếp hạng được đưa ra bởi con người và do đó, có thể sai.

Ba cơ quan thống trị ngành xếp hạng tín dụng: Standard & Poor’s Global Ratings, Moody’s Investors Service và Fitch Ratings. Mặc dù có sự khác biệt trong quy ước đặt tên, thang đánh giá của các công ty là tương tự nhau. Mỗi cơ quan đều phân loại trái phiếu thành hai loại: trái phiếu cấp đầu tư cho thấy rủi ro vỡ nợ tương đối thấp và trái phiếu dưới mức đầu tư cho thấy rủi ro vỡ nợ cao hơn.

can-nhac-nha-cho-nha-dau-tu-ibond

2. Xếp hạng tín nhiệm có thể ảnh hưởng đến lãi suất trái phiếu

Một tổ chức phát hành có xếp hạng cao sẽ trả lãi suất ít hơn nhiều so với tổ chức phát hành được xếp hạng thấp, do có rủi ro liên quan tương đối thấp hơn. Do đó, nhà đầu tư có thể mong đợi thu nhập lớn hơn khi đổi lấy rủi ro cao hơn liên quan đến trái phiếu được xếp hạng thấp.

Các trái phiếu được xếp hạng thấp hơn thường sẽ có lãi suất coupon cao hơn, đây là các khoản thanh toán hàng năm từ nhà phát hành cho nhà đầu tư so với giá trị của trái phiếu vào ngày nó được phát hành ban đầu.

Trái phiếu Kho bạc (trái phiếu Chính phủ) có xếp hạng cao nhất trong thang điểm của các cơ quan xếp hạng. Do đó, loại trái phiếu này thường mang lại lợi suất thấp hơn so với đầu tư vào các trái phiếu doanh nghiệp.

3. Trái phiếu có xếp hạng thấp không phải lúc nào cũng là khoản đầu tư tồi

Mặc dù trái phiếu được xếp hạng thấp nghĩa là có rủi ro tín dụng cao hơn các trái phiếu được xếp hạng cao, nhưng lợi thế thu nhập mà loại trái phiếu này mang lại có thể phù hợp hơn với mục tiêu đầu tư của một số người.

Giống như nhiều khoản đầu tư khác, đó là sự đánh đổi giữa rủi ro và lợi nhuận. Ví dụ, một nhà đầu tư có thể miễn cưỡng phân bổ vào cổ phiếu vì những rủi ro tiềm ẩn. Tuy nhiên, nhiều lựa chọn thu nhập cố định có lợi suất thấp hơn, chẳng hạn như trái phiếu kho bạc có thể không đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư về tiềm năng tăng trưởng dài hạn. Điểm trung gian giữa hai lựa chọn đó có thể là phân bổ vào trái phiếu có lợi suất cao, có thể tạo ra lợi nhuận cao hơn với mức độ biến động thấp hơn cổ phiếu.

4. Đầu tư vào quỹ trái phiếu có thể giúp quản lý rủi ro tín dụng

Đối với hầu hết các nhà đầu tư, phân bổ thu nhập cố định đóng vai trò là điểm nhấn trong danh mục đầu tư đa dạng, giúp bù đắp sự biến động cao hơn của cổ phiếu. Bước vào thời kỳ nghỉ hưu, các nhà đầu tư thường trở nên sợ rủi ro hơn khi họ chuyển từ tăng trưởng nhanh chóng sang thu nhập cố định để tích luỹ

Để giảm thiểu rủi ro vỡ nợ tiềm ẩn khi đầu tư vào trái phiếu riêng lẻ bạn có thể tận dụng lợi thế danh mục đầu tư đa dạng của các quỹ mở trái phiếu. Ngay cả khi có sẵn các xếp hạng tín nhiệm, nhiều nhà đầu tư cá nhân vẫn gặp khó khăn trong việc nghiên cứu và lựa chọn từng trái phiếu. Các quỹ trái phiếu thường có danh mục đầu tư đa dạng gồm hàng trăm trái phiếu. Nếu chỉ một công ty phát hành vỡ nợ, tác động đến danh mục đầu tư tổng thể của quỹ có thể rất khiêm tốn.

Người quản lý danh mục đầu tư của quỹ đánh giá các yếu tố như rủi ro tín dụng, xem xét không chỉ xếp hạng tín dụng của trái phiếu mà còn xem xét các biến số khác mà người quản lý danh mục đầu tư có thể tin rằng chưa được tính vào xếp hạng đó.

dau-tu-vao-quy-trai-phieu-co-the-giup-quan-ly-rui-ro-tin-dung-ibond

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *