Cách giảm thiểu rủi ro khi đầu tư trái phiếu doanh nghiệp

Cũng như các hình thức đầu tư chứng khoán khác, đầu tư trái phiếu doanh nghiệp là giải pháp đầu tư có rủi ro. Do đó, điều quan trọng đối với nhà đầu tư là cần phải xem xét các loại rủi ro có thể có, trước khi lựa chọn đầu tư trái phiếu doanh nghiệp cũng như cách để giảm thiểu chúng.

Mối quan hệ giữa giá trái phiếu, lãi suất và lợi tức là gì?

Giá trái phiếu di chuyển theo hướng ngược lại với lãi suất thị trường, hay còn gọi là tỷ lệ nghịch với nhau. Khi lãi suất tăng, giá của trái phiếu giảm xuống. Và khi lãi suất giảm, giá trái phiếu sẽ tăng lên. Lợi tức của trái phiếu cũng biến động nghịch với giá của trái phiếu.

Giả sử nếu một trái phiếu trả cho nhà đầu tư lãi suất cố định 3%/năm, và một năm sau lãi suất thị trường giảm xuống còn 2%. Lúc này, trái phiếu đó vẫn sẽ trả lãi suất 3%, làm cho nó có giá trị hơn so với các trái phiếu mới phát hành chỉ trả lãi suất 2%. Nếu nhà đầu tư bán trái phiếu 3%, thì giá của nó sẽ cao hơn so với một năm trước. Tuy nhiên, cùng với sự tăng giá, lợi tức trái phiếu khi đến hạn của những người mua mới sẽ giảm xuống.

Điều quan trọng cần lưu ý là mặc dù giá mua bán trái phiếu có thể thay đổi, nhưng nếu nhà đầu tư giữ trái phiếu cho đến khi đáo hạn, trái phiếu có thể tiếp tục thanh toán các khoản lãi suất như đã cam kết và số tiền gốc vào ngày đáo hạn, tuỳ thuộc vào rủi ro vỡ nợ

moi-quan-he-giua-gia-trai-phieu-lai-suat-va-loi-tuc-la-gi-ibond

Một số rủi ro chính của trái phiếu doanh nghiệp

Rủi ro tín dụng hoặc rủi ro vỡ nợ của trái phiếu

Rủi ro tín dụng hoặc rủi ro vỡ nợ là rủi ro mà doanh nghiệp phát hành trái phiếu sẽ không kịp thời thanh toán lãi hoặc gốc và do đó không trả được nợ cho trái phiếu của mình.

Xếp hạng tín dụng thước đo ước tính rủi ro tín dụng tương đối của trái phiếu dựa trên khả năng thanh toán của tổ chức phát hành. Các tổ chức xếp hạng tín dụng sẽ định kỳ xem xét và có thể sửa đổi xếp hạng tín dụng của trái phiếu nếu các điều kiện hoặc kỳ vọng thay đổi.

Hợp đồng trái phiếu doanh nghiệp (gọi là khế ước trái phiếu) thường bao gồm các điều khoản gọi được thiết kế để hạn chế rủi ro tín dụng. Ví dụ, các điều khoản có thể giới hạn số trái phiếu mà công ty có thể phát hành, hoặc có thể yêu cầu công ty duy trì các tỷ lệ tài chính nhất định. Vi phạm các điều khoản của khế ước này có thể được coi là một sự vỡ nợ.

Bên nhận ủy thác trái phiếu sẽ giám sát sự tuân thủ của doanh nghiệp phát hành đối với các điều khoản của hợp đồng. Người được ủy thác hành động thay mặt cho các trái chủ và thực hiện các biện pháp khắc phục nếu các giao ước trái phiếu bị vi phạm.

rui-ro-tin-dung-hoac-rui-ro-vo-no-cua-trai-phieu-ibond

Rủi ro lãi suất của trái phiếu

Như đã nêu ở trên, giá trái phiếu sẽ giảm nếu lãi suất thị trường tăng. Điều này khiến các nhà đầu tư gặp rủi ro lãi suất, điều này thường xảy ra đối với tất cả các trái phiếu. Thời gian đáo hạn và lãi coupon thường ảnh hưởng đến độ nhạy của trái phiếu đối với những thay đổi của lãi suất thị trường.

Thời gian đáo hạn của trái phiếu càng dài thì càng lãi suất càng có khả năng biến động, do đó ảnh hưởng đến giá của trái phiếu. Trái phiếu có kỳ hạn dài hơn thường tiềm ẩn rủi ro lãi suất cao hơn so với trái phiếu có chất lượng tín dụng tương tự nhưng kỳ hạn ngắn hơn. Để bù đắp cho các nhà đầu tư về nguy cơ này, trái phiếu dài hạn thường cung cấp mức lãi suất cao hơn trái phiếu ngắn hạn có cùng chất lượng tín dụng.

Nếu hai trái phiếu có mức lãi suất coupon khác nhau trong khi tất cả các đặc điểm khác của chúng đều giống nhau, thì trái phiếu có lãi suất coupon thấp hơn thường sẽ nhạy cảm hơn với những thay đổi của lãi suất thị trường.

rui-ro-lai-suat-cua-trai-phieu-ibond

Làm thế nào để các nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro?

Đa dạng hoá danh mục đầu tư

Nhà đầu tư có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách đa dạng hóa các khoản đầu tư của mình. Trái phiếu là một loại tài sản, cùng với cổ phiếu, tiền mặt và các khoản đầu tư khác.

Nhà đầu tư cũng có thể đa dạng hóa các loại trái phiếu mà mình đang nắm giữ. Chẳng hạn, bạn có thể mua nhiều trái phiếu có thời gian đáo hạn khác nhau — cân bằng giữa trái phiếu ngắn hạn, trung hạn và dài hạn — hoặc đa dạng hóa việc nắm giữ trái phiếu bằng cách kết hợp trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu chính phủ hoặc thành phố, trái phiếu đô thị.

Nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro lớn hơn có thể quyết định mua các trái phiếu có chất lượng tín dụng thấp hơn, chấp nhận rủi ro cao hơn để theo đuổi lợi tức cao hơn. Ngược lại, với nhà đầu tư không ưa thích sự mạo hiểm thì có thể giới hạn việc nắm giữ những trái phiếu chất lượng cao, ở mức đầu tư và tránh những trái phiếu lợi suất cao.

da-dang-hoa-danh-muc-dau-tu-ibond

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp chất lượng cao

Như đã đề cập, nếu bạn là một nhà đầu tư đang tìm kiếm một khoản đầu tư thận trọng hơn để đa dạng hoá danh mục đầu tư của mình thì trái phiếu doanh nghiệp có xếp hạng tín dụng tốt, ở mức đầu tư sẽ là sự lựa chọn đáng xem xét

Chẳng hạn như sản phẩm Trái phiếu doanh nghiệp iBond của Techcom Securities (TCBS) bao gồm các trái phiếu của những doanh nghiệp hàng đầu tại Việt Nam, phù hợp với những khách hàng cá nhân muốn đa dạng hóa danh mục đầu tư, nhận lãi suất ổn định và cơ cấu thanh khoản linh hoạt.

Tuỳ theo mục đích đầu tư và thời gian đáo hạn mong muốn mà nhà đầu tư có thể chọn các sản phẩm iBond Pro hoặc iBond Prix và giao dịch hoàn toàn trực tuyến với tài khoản chứng khoán TCBS cá nhân. Nhà đầu tư có thể tham khảo hướng dẫn mở tài khoản và đặt mua trái phiếu iBond tại đây

san-pham-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

5/5 - (2 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *