Những loại trái phiếu doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần biết

Trái phiếu doanh nghiệp được các doanh nghiệp phát hành để huy động thêm vốn nhằm mở rộng hoạt động của doanh nghiệp đó. Trái phiếu doanh nghiệp có nhiều loại khác nhau và thường được phân chia dựa kỳ hạn, mức độ rủi ro hoặc lợi tức của trái phiếu

Đầu tư trái phiếu doanh nghiệp như thế nào?

Nhà đầu tư có thể mua trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ hoặc đầu tư thông qua các quỹ trái phiếu. Trái phiếu doanh nghiệp thường có lợi tức cao hơn đi kèm với nhiều rủi ro hơn so với trái phiếu chính phủ.

Nguy cơ vỡ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu được đánh giá và xếp hạng theo mức độ rủi ro bởi các tổ chức xếp hạng uy tín như Moody’s hoặc Standard & Poor’s. Rủi ro càng cao thì lợi tức mà công ty phát hành đưa ra càng cao để thu hút những nhà đầu tư ưa thích mạo hiểm

Trái phiếu doanh nghiệp, giống như hầu hết các trái phiếu khác, đều cung cấp một mức lãi suất cho người mua trái phiếu (trái chủ). Nếu nhà đầu tư giữ trái phiếu đến ngày đáo hạn, bạn sẽ nhận được tiền gốc cộng với các khoản thanh toán lãi suất định kì. Đó là tổng lợi nhuận hay lợi tức của trái chủ.

cung-cap-mot-muc-lai-suat-co-dinh-cho-nguoi-mua-trai-phieu-ibond

Nhưng nếu nhà đầu tư bán trái phiếu trước khi đáo hạn thì có thể không nhận lại được đúng số tiền gốc đã trả để mua trái phiếu. Giá trị trái phiếu của bạn sẽ giảm xuống nếu lãi suất của các trái phiếu khác tăng lên. Khi đó, lợi tức của bạn sẽ giảm xuống và đây là lý do tại sao nói lợi tức trái phiếu giảm khi lãi suất thị trường tăng.

Các loại trái phiếu doanh nghiệp

Có nhiều loại trái phiếu doanh nghiệp khác nhau và thường được phân loại như sau:

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp theo kỳ hạn

Tiêu chí đầu tiên để phân loại trái phiếu là dựa vào thời gian đạo hạn của trái phiếu. Đây là khoảng thời gian trái phiếu tồn tại, khi trái phiếu đến ngày đáo hạn nhà đầu tư sẽ nhận được lợi tức cuối cùng. Có ba loại kỳ hạn:

Ngắn hạn: Trái phiếu có thời gian đáo hạn trong vòng ba năm hoặc ít hơn. Những trái phiếu này thường được xem là ít rủi ro nhất vì chúng chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và ít chịu biến động của thị trường.

Trung hạn: Thời hạn của các trái phiếu này thường là 4 đến 10 năm. Với mức lãi suất cao hơn so với đầu tư trái phiếu ngắn hạn

Dài hạn: Loại trái phiếu doanh nghiệp có kỳ hạn cao nhất, khoảng trên 10 năm, và cũng có lãi suất cao nhất vì những trái phiếu này ràng buộc tiền của người cho vay trong một khoảng thời gian dài. Điều này làm cho lợi tức, hay lợi nhuận tổng thể, chịu ảnh hưởng nhiều hơn với những biến động về lãi suất.

phan-loai-trai-phieu-la-dua-vao-thoi-gian-dao-han-cua-trai-phieu-ibond

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp dựa vào xếp hạng tín dụng

Cách phân loại thứ hai là dựa trên mức độ xếp hạng tín dụng của trái phiếu, có thể chia nhỏ theo hai nhóm:

Trái phiếu ở điểm đầu tư: Đây là các trái phiếu được phát hành bởi những doanh nghiệp có tỷ lệ rủi ro vỡ nợ thấp. Hầu hết trái phiếu doanh nghiệp ở điểm đầu tư tại Việt Nam đều được phát hành bởi những tập đoàn hàng đầu. Đây là giải pháp khá hấp dẫn đối với những nhà đầu tư muốn có mức lợi tức cao hơn so với trái phiếu chính phủ nhưng vẫn tương đối ít rủi ro. Các trái phiếu này được xếp hạng Baa3 hoặc BBB- trở lên

Trái phiếu lợi suất cao, còn được gọi là “trái phiếu rác”, đây là loại trái phiếu doanh nghiệp mang lại lợi tức cao nhất và rủi ro nhất. Những công ty phát hành trái phiếu lợi suất cao thường được đanh giá là có nguy cơ vỡ nợ cao hơn nhiều so với các công ty hàng đầu. Trái phiếu lợi suất cao được xếp hạng B trở xuống

cach-phan-loai-thu-hai-la-dua-tren-muc-do-xep-hang-tin-dung-cua-trai-phieu-ibond

Phân loại trái phiếu doanh nghiệp dựa theo hình thức trả lãi

Hình thức trả lãi suất của trái phiếu doanh nghiệp được chia thành 4 nhóm chính

Trái phiếu có lãi suất cố định là loại phổ biến nhất. Khi mua trái phiếu này, nhà đầu tư sẽ nhận được một khoản thanh toán lãi suất định kỳ cho đến khi đáo hạn. Lãi suất này được gọi là lãi suất coupon (trái tức). Lãi suất được gọi là lãi suất coupon.

Trái phiếu có lãi suất thả nổi là loại trái phiếu có lãi suất được ràng buộc với các điểm định chuẩn nhất định (Benchmark). Loại trái phiếu này cũng thanh toán lãi suất theo định kỳ (khoảng sáu tháng một lần). Các khoản thanh toán sẽ thay đổi dựa trên lãi suất của điểm định chuẩn.

Trái phiếu không trái tức giữ lại các khoản thanh toán lãi suất cho đến khi đáo hạn. Nhà đầu tư phải trả thuế trên giá trị cộng dồn của khoản thanh toán lãi suất.

Trái phiếu chuyển đổi giống như trái phiếu có lãi suất cố định, nhưng những trái phiếu này cho phép người sở hữu có thể chuyển đổi thành cổ phiếu. Nếu giá cổ phiếu tăng, giá trị của trái phiếu chuyển đổi sẽ tăng lên. Nếu giá cổ phiếu giảm, thì lãi suất coupon và số tiền mua trái phiếu ban đầu vẫn được giữ nguyên nếu nhà đầu tư nắm giữ trái phiếu chuyển đổi cho đến khi đáo hạn. Vì có thêm lợi thế này nên trái phiếu chuyển đổi thường có lãi suất thấp hơn so với trái phiếu có lãi suất cố định đơn thuần.

hinh-thuc-tra-lai-suat-cua-trai-phieu-doanh-nghiep-ibond

Trái phiếu doanh nghiệp dành bạn

Nhìn chung, trái phiếu doanh nghiệp bao gồm nhiều loại để phù hợp với nhiều cấp độ đầu tư khác nhau, dù là đối với các nhà đầu tư thích sự an toàn hay là ưa mạo hiểm để đạt lợi nhuận cao hơn.

Đối với những nhà đầu tư mong muốn có một nguồn thu nhập ổn định từ trái phiếu doanh nghiệp thì sản phẩm Trái phiếu iBond của Techcom Securities (TCBS) là một giải pháp đáng xem xét.

iBond bao gồm những trái phiếu được phát hành bởi các tập đoàn hàng đầu tại Việt Nam – là đối tác tin cậy của Techcombank. Do đó, các trái phiếu đều có chất lượng tín dụng tốt, mang lại nguồn thu nhập ổn định và ít rủi ro cho nhà đầu tư

Để đầu tư iBond có hiệu quả cũng như theo dõi các chương trình ưu đãi hàng tháng, nhà đầu tư chỉ cần mở tài khoản TCBS online là có thể làm việc từ xa rất tiện lợi và nhanh chóng

Để được tư vấn và hỗ trợ cụ thể hơn, nhà đầu tư vui lòng liên hệ:

Tel: 1800.588.826

Mail: cskh@tcbs.com.vn

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *