CHỌN KÊNH ĐẦU TƯ THEO KHẨU VỊ RỦI RO

Hiện nay trên thị trường tài chính có rất nhiều kênh đầu tư khác nhau như cổ phiếu, trái phiếu, quỹ đầu tư,… Việc lựa chọn kênh đầu tư nào để rót vốn vào hiệu quả của mỗi nhà đầu tư rất quan trọng. Trong đó, việc chọn kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro là một giải pháp giúp mỗi cá nhân xây dựng được một chiến lược đầu tư phù hợp cho riêng mình nhằm thu được hiệu quả tốt nhất về mặt tổng thể. Vậy khẩu vị rủi ro là gì? Làm thế nào để lựa chọn kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro. Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Rủi ro là gì?

Rủi ro là gì?
Rủi ro là gì?

Trong đầu tư tài chính thì rủi ro được định nghĩa chính là khả năng làm cho việc đầu tư của bạn không mang lại lợi nhuận như kỳ vọng. Rủi ro có thể làm cho nhà đầu tư lỗ hoặc mất vốn hoàn toàn.

Trong kinh doanh, đầu tư đều sẽ luôn có rủi ro, không có việc đầu tư gì mà chắc chắn hoàn toàn. Lợi nhuận và rủi ro thường sẽ tỉ lệ thuận với nhau; khi nhà đầu tư càng chấp nhận rủi ro lớn thì bạn sẽ càng có khả năng nhân 2, nhân 3 tài khoản. Ngược lại khi khoản đầu tư với rủi ro lớn nên bạn cũng có nguy cơ hết tiền đầu tư tài sản vừa mua đã chia 2, chia 3 so với giá mua.

Tham khảo: NÊN ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU HAY TRÁI PHIẾU?

Khẩu vị rủi ro là gì?

Khẩu vị rủi ro là gì?
Khẩu vị rủi ro là gì?

Khẩu vị rủi ro là khái niệm trong lĩnh vực đầu tư để chỉ sự đánh giá mức độ sẵn sàng và khả năng chấp nhận rủi ro của một cá nhân. Trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đánh giá khẩu vị rủi ro là một bước quan trọng. Mục đích là để có thể chọn cho mình một kênh đầu tư phù hợp và hiệu quả; bảo đảm đạt hiệu quả đầu tư tối ưu và hạn chế những rủi ro không mong muốn.

Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro?

Như đã nói ở trên, không có kênh đầu tư nào an toàn tuyệt đối. Cho nên, bạn cần xác định rõ khả năng chấp nhận rủi ro và các phương án ứng phó khi rủi ro xảy ra để xây dựng chiến lược đầu tư phù hợp.

Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro?
Làm thế nào để xác định khẩu vị rủi ro?

Việc xác định khẩu vị rủi ro không đơn giản. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dựa vào một số tiêu chí sau để có câu trả lời tương đối chính xác nhất:

– Tình trạng hôn nhân: Bạn độc thân hay có gia đình? Những người độc thân thường có khả năng chấp nhận rủi ro cao hơn do không phải chịu sự ràng buộc hay áp lực về trách nhiệm với gia đình, con cái.

– Tính cách và cảm xúc: Bạn có cảm thấy căng thẳng khi danh mục đầu tư của mình tăng giảm thất thường trong thời gian ngắn. Nếu có, thì bạn phù hợp với những kênh an toàn, ổn định hơn là những kênh rủi ro cao.

– Kiến thức và kinh nghiệm: Đầu tư là một lĩnh vực phức tạp, để thành công thì không hề đơn giản. Cho nên, những người có nhiều kiến thức và kinh nghiệm trong đầu tư sẽ có xu hướng sẵn sàng mạo hiểm và chấp nhận rủi ro hơn.

– Thời gian đầu tư: Khi bạn kỳ vọng thời gian đạt lợi nhuận càng ngắn thì rủi ro càng cao và ngược lại. Nếu bạn chấp nhận danh 5-10 năm cho một khoản đầu tư thì rủi ro thường thấp hơn.

– Lợi nhuận mong muốn: Mục tiêu lợi nhuận càng cao thì rủi ro càng lớn. 

– Năng lực tài chính: Đây là yếu tố quan trọng, lượng tiền nhàn rỗi mà bạn có cũng sẽ ảnh hưởng tới khả năng chịu đựng rủi ro. Bạn phải cân đối tài chính để đảm bảo không ảnh hưởng tới các khoản chi tiêu cần thiết nếu rủi ro xảy ra.

Xem thêm: DOANH NGHIỆP ĐƯỢC PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU

Chiến lược đầu tư theo các mức khẩu vị rủi ro

Sau khi xác định được khẩu vị rủi ro của mình đang ở mức nào; thì tiếp theo đây sẽ là chiến lược đầu tư đúng đắn và phù hợp cho từng nhóm đối tượng.

Người chấp nhận rủi ro thấp (10-40)

Những người thuộc nhóm người chấp nhận rủi ro thấp này sẽ mang các đặc điểm như sau:

  • Là người kỷ luật trong quản lý tiền bạc
  • Có khả năng tiết kiệm cao.
  • Thường chọn các hình thức mua hàng tiết kiệm như săn voucher giảm giá, sử dụng thiết bị tiết kiệm điện hoặc tiêu hao ít nhiên liệu,….
  • Sợ việc phải gặp rủi ro mất tiền và chọn đầu tư vào các nơi uy tín, độ an toàn cao để bảo toàn vốn.

Dưới đây là các gợi ý có thể lựa chọn để giữ vững khả năng sinh lời dài hạn.

  • Gửi tiết kiệm: Bạn có thể gửi tiết kiệm tại ngân hàng như Techcombank; để nhận lãi suất thuộc top thị trường với mức lãi suất hấp dẫn.
  • Đầu tư quỹ mở trái phiếu, điển hình như quỹ đầu tư Trái Phiếu Techcom (TCBF)
  • Trái phiếu chính phủ, trái phiếu ngân hàng.
    Chiến lược đầu tư theo các mức khẩu vị rủi ro
    Chiến lược đầu tư theo các mức khẩu vị rủi ro

Người chấp nhận rủi ro trung bình (41-70)

Bạn là người thuộc kiểu là thấy hiện tại cuộc sống của mình quá đơn thuần, nhàm chán; và muốn có một chút rủi ro để thêm gia vị. Thì bạn có thể tìm hiểu thêm nhiều cách khác nhau để làm giàu; thử thách bản thân để đạt được mục tiêu cao hơn. Thế nhưng, những người thuộc kiểu này vẫn muốn giữ lại một ít; không đặt cược hết tất cả vào một chỗ. Vẫn còn chừa một đường lui vững chắc về sau.

Với nhóm người này, chiến lược hiệu quả nhất sẽ bao gồm:

  • Quỹ mở trái phiếu: Ví dụ quỹ đầu tư Trái Phiếu Techcom (TCBF)
  • Trái phiếu doanh nghiệp.
  • Quỹ mở cổ phiếu: Ví dụ như quỹ đầu tư Cổ phiếu Techcom (TCEF)
  • Quỹ mở cổ phiếu ETF.
  • Cổ phiếu.
  • Đầu tư chung bất động sản

Tham khảo: MUA TRÁI PHIẾU DOANH NGHIỆP QUA NGÂN HÀNG

Người chấp nhận rủi ro cao (>70)

Vậy chiến lược cho nhóm đối tượng cuối của các mức khẩu vị rủi ro là gì?Vì những nhà đầu tư mang khẩu vị cao đều có mục tiêu là số tiền họ bỏ ra phải mang về lợi nhuận tốt nhất, cao nhất có thể. Thường thì nhóm người này đã có cho mình một nguồn tài chính dồi dào, vững chắc nhất định. Và họ tin vào khả năng phán đoán và kinh nghiệm đầu tư của mình. Họ sẽ mang tâm thế là tiền phải đẻ ra tiền và không có tiền nào là nhàn rỗi mà phải luôn luân chuyển, sinh lời.

Chiến lược mà họ có thể áp dụng sẽ là:

  • Quỹ mở cổ phiếu:Ví dụ như quỹ đầu tư Cổ phiếu Techcom (TCEF)
  • Quỹ mở cổ phiếu ETF.
  • Cổ phiếu.
  • Giao dịch ngoại hối (FX).
  • Giao dịch tiền ảo, coin.

Lời kết chọn kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro

chọn kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro
Chọn kênh đầu tư theo khẩu vị rủi ro

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về khẩu vị rủi ro mà các nhà đầu tư cần nắm chắc. Dù lựa chọn hình thức đầu tư nào; thì khi bạn hiểu được khẩu vị rủi ro là gì cũng như cách xác định nó trong đầu tư; bạn sẽ dễ dàng định hướng chiến lược của bản thân mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ ai hay yếu tố nào. Lời khuyên cuối cùng là nếu có thể; hãy kết hợp vài kênh đầu tư để nâng cao hiệu quả và phân tán rủi ro nhé. Chúc bạn thành công trên con đường đầu tư!

Bài viết tham khảo:

 

5/5 - (1 bình chọn)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *