Hiện nay nhiều người khi tham gia vào thị trường trái phiếu đều thắc mắc về các khái niệm liên quan. Họ vẫn thường nghe nhắc về vốn cấp 1, vốn cấp 2 hay tăng vốn bằng trái phiếu. Nhưng họ thật sự vẫn chưa hiểu hết về các thuật ngữ, các khái niệm vậy. Như bạn cũng đã biết rằng trong đầu tư thì vốn cũng là một trong các yếu tố được quan tâm khá nhiều. Vậy trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì? Cách thức hoạt động của loại trái phiếu này như thế nào? Hãy cùng iBond tìm hiểu rõ hơn qua các thông tin sau đây nhé!
Contents
Tìm hiểu về trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì
iBond hiểu được hiện giờ vẫn còn rất nhiều nhà đầu tư còn phân vân trong các khái niệm về vốn. Đặc biệt với thị trường trái phiếu đầy biến động thì nó lại là một cái gì đó rất là khó hiểu. Chính vì vậy, chúng ta sẽ cùng đi tìm hiểu từng thuật ngữ khác nhau, có liên quan đến nhau. Trước hết, chúng ta cần có cái nhìn chung về vốn và vốn cấp 1, vốn cấp 2 là gì.
Vốn điều lệ trong chứng khoán là gì?
Vốn Theo quy định tại Khoản 29 Điều 4 Luật doanh nghiệp 2014 thì vốn điều lệ là tổng số vốn do các thành viên, cổ đông góp; hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định khi thành lập công ty và được ghi vào điều lệ của công ty.
Xem thêm: Những điều về trái phiếu doanh nghiệp mà nhà đầu tư cần biết
Chúng ta có thể hiểu đơn giản vốn chính là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu để đầu tư chứng khoán. Đó là tiền, tài sản, quyền tài sản trị giá được thành tiền có thể sử dụng trong đầu tư chứng khoán. Nhà đầu tư cần chuẩn bị cho mình một lượng vốn nhất định. Và số vốn sẽ phụ thuộc rất nhiều vào lượng tài sản đang sở hữu, độ rủi ro cũng như kỳ vọng về lãi thu về.
Vốn cấp 1 là gì?
Vốn cấp 1 còn được gọi là vốn cốt lõi, có tên gọi trong tiếng Anh là Tier 1 Capital. Đây chính là hình thức hoàn hảo nhất về vốn của một ngân hàng. Là khoản tiền mà ngân hàng đã lưu trữ để duy trì hoạt động thông qua tất cả các giao dịch rủi ro mà nó thực hiện. Về cơ bản, vốn cấp 1 là vốn cổ phần của ngân hàng, hỗ trợ cho vay của ngân hàng. Nguồn vốn này được sử dụng để mô tả mức độ an toàn vốn của ngân hàng. Và dùng để chỉ vốn nòng cốt bao gồm vốn chủ sở hữu và lợi nhuận giữ lại. Vốn cấp 1 gồm cổ phiếu phổ thông và lợi nhuận giữ lại của ngân hàng.
Vốn cấp 2 là gì?
Vốn cấp 2 có tên gọi trong tiếng Anh là Tier 2 Capital. Đây được xem là thước đo tiềm lực tài chính của một ngân hàng liên quan đến các dạng nguồn lực tài chính có độ tin cậy ở hàng thứ hai. Vốn cấp 2 cũng chính là nguồn vốn bổ sung và bao gồm các khoản mục. Vốn này kém an toàn hơn vốn cấp 1; và là nguồn thứ cấp của vốn ngân hàng cung cấp tài chính cho các hoạt động của ngân hàng. Vốn cấp 2 gồm nợ phụ thuộc, chứng khoán có thể chuyển đổi và một phần của dự trữ lỗ khoản vay đối với khoản cho vay xấu.
Trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì? – Các khoản cấu thành vốn cấp 2
Có thể nói, vốn cấp 2 được hình thành từ 4 khoản cơ bản. Theo đó, ta biết được:
- Khoản 1 là dự trữ định giá lại. Việc định giá lại một tài sản đã tạo nên khoản dự trữ này.
- Khoản 2 là dự phòng chung. Với số tiền chưa được xác định thì khoản này sẽ là những tổn thất mà một ngân hàng có thể có.
- Khoản 3 là các công cụ lai giữa nợ và vốn.
- Khoản 4 là nợ thứ cấp có kỳ hạn với thời hạn gốc tối thiểu là 5 năm trở lên. Khoản nợ này phụ thuộc vào người gửi tiền ngân hàng thông thường. Hoặc các khoản vay khác và chứng khoán cấu thành khoản nợ cấp cao hơn.
Trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì?
Trái phiếu tăng vốn cấp 2 chính là sản phẩm chuẩn mực của thị trường tài chính. Và loại cổ phiếu này phải đáp ứng được các quy định của Ngân hàng Nhà nước. Nghĩa là không phải ngân hàng nào cứ thích mua là sẽ mua, thích phát hành thì phát hành. Việc ngân hàng mua lại trái phiếu do đến thời điểm đáo hạn là hoạt động bình thường. Trái phiếu tăng vốn cấp 2 sẽ ít an toàn hơn vốn cấp 1.
Đặc điểm của trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì?
- Trái phiếu tăng vốn cấp 2 không thể trở thành vốn điều lệ khi tiến hành cổ phần hóa. Bởi vì nó tuân theo tiêu chuẩn quốc tế và các hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Theo Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005 đã phân loại vốn cấp 1 và vốn cấp 2 với những đặc điểm khác nhau.
- Các khoản trái phiếu tăng vốn cấp 2 không bao giờ có thể biến thành vốn điều lệ.
- Những trái phiếu nào đảm bảo tất cả 6 điều kiện quy định tại Điều 3 khoản 1.2 điểm c hoặc Điều 3 khoản 1.2 điểm d của Quyết định 457/2005/QĐ-NHNN mới được ghi vào vốn cấp 2.
Kết luận
Trên đây chính là một số thông tin về trái phiếu tăng vốn cấp 2 là gì. Cùng với đó là những kiến thức về vốn cấp 1, vốn cấp 2 cũng như vốn điều lệ. Hy vọng rằng thị trường, công chúng và các nhà đầu tư có được sự nhìn nhận đúng đắn hơn về loại trái phiếu này trên thị trường. Qua đó, nhà đầu tư có thể lựa chọn đầu tư cho phù hợp.
Bài viết liên quan
- Nhà đầu tư chứng khoán nợ và vốn cổ phần có gì khác nhau?
- Kênh đầu tư trái phiếu
- Tổng quan thị trường trái phiếu